Điều Kiện Bổ nhiệm Kế Toán Doanh Nghiệp

Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, các mô hình kinh doanh cũng ngày một mở rộng về quy mô và đa dạng hóa về các loại hình. Do đó, quy mô càng lớn thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần đến nguồn nhân lực kế toán, bộ phận kế toán vững mạnh để duy trì và phát triển công ty, doanh nghiệp. Bộ phận kế toán có hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện tốt chiến lược của công ty hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào người lãnh đạo là kế toán trưởng. Vậy điều kiện làm kế toán trưởng trong một tổ chức, công ty hay doanh nghiệp là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Kế toán trưởng là ai?

Hầu hết các cơ quan hành chính, các công ty hay tổ chức nào ở Việt Nam đều hoạt động theo nguyên tắc thủ trưởng. Vì vậy, kế toán trưởng là thủ trưởng (người đứng đầu) bộ phận kế toán của công ty hay doanh nghiệp.

Theo quy định của pháp luật, tại khoản 1 Điều 53 Luật kế toán năm 2015 quy định: “Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán”.

2.Quy định về kế toán trưởng trong pháp luật hiện hành như thế nào?

Quy định về kế toán trưởng còn có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và điều kiện làm kế toán trưởng.

Trong một công ty, doanh nghiệp hay tổ chức, kế toán trưởng là có nhiệm vụ và trách nhiệm rất nặng nề. Họ cũng là người có sự ảnh hưởng tới hoạt động của công ty, doanh nghiệp đó.

Chức năng của kế toán trưởng là đứng đầu bộ phận kế toán của đơn vị kế toán, phụ giúp công việc cho giám đốc điều hành (CEO) hoặc giám đốc tài chính (CEF) của công ty hoặc doanh nghiệp.

Xem Thêm  Những câu hỏi phỏng vấn huyền thoại cho kế toán trưởng 

điều kiện làm kế toán trưởng

Nhiệm vụ của kế toán trưởng được quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Kế toán năm 2015 là tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán. Dựa trên việc đánh giá một cách chính xác khối lượng công việc trong đơn vị kế toán, người kế toán trưởng sẽ chỉ đạo, điều hướng, điều chỉnh các công việc kế toán, triển khai, phổ biến mục tiêu theo chính sách của doanh nghiệp và điều hành việc làm của các nhân viên trong bộ phận mình chịu trách nhiệm.

Kế toán trưởng có các quyền và trách nhiệm được quy định trong đơn vị kế toán được quy định tại Điều 55 Luật Kế toán 2015 như sau:

“1. Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây:

  1. a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
  2. b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;
  3. c) Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
  4. Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
  5. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài các quyền quy định tại khoản 2 Điều này còn có các quyền sau đây:
  6. a) Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;
  7. b) Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;
  8. c) Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;
  9. d) Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.”

3. Điều kiện làm kế toán trưởng là gì?

Để làm được kế toán trưởng, một nhân viên kế toán hoặc một chuyên viên kế toán phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kế toán trưởng, điều kiện làm kế toán trưởng  quy định tại Điều 54 Luật kế toán năm 2015 như sau:

Xem Thêm  Mẫu Quyết Định Bổ Nhiệm Kế Toán Trưởng Mới Nhất

“1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

  1. a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
  2. b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
  3. c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
  4. d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
  5. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.”

Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật kế toán mà người kế toán trưởng phải có là phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật tốt và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán. Và là tiêu chuẩn quan trọng trong điều kiện làm kế toán trưởng hiện nay.

Tại Điều 21 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định cụ thể về tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.

Bài viết tham khảo:

4. Kế toán trưởng do ai bổ nhiệm?

Khi xét thấy đủ điều kiện làm kế toán trưởng, chủ thể có thẩm quyền sẽ xem xét ra quyết định bổ nhiệm nhân viên kế toán hoặc chuyên viên kế toán vào vị trí kế toán trưởng. Vậy ai là người bổ nhiệm kế toán trưởng, quy định bổ nhiệm kế toán trưởng như thế nào?

Xem Thêm  Chế Độ Kế Toán Doanh Nghiệp

điều kiện làm kế toán trưởng

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 04/2018/TT-BNV quy định về thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng cho từng cơ quan, đơn vị như sau:

Đối với cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước:

– Người có trách nhiệm bổ nhiệm kế toán trưởng của các cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Trung ương là Bộ trưởng Bộ Tài chính. Còn thông thường tại các công ty, doanh nghiệp thì kế toán trưởng do giám đốc, người đứng đầu công ty bổ nhiệm

– Ở cấp địa phương, kế toán trưởng sẽ được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm. Đó có thể là Phó thủ trưởng tại đơn vị đó thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng

Vậy còn đối với các cơ quan nhà nước hay những đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức và đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thì ai sẽ có thẩm quyền để bổ nhiệm kế toán trưởng? Đó là:

– Người có thẩm quyền để bổ nhiệm kế toán trưởng ở đơn vị dự toán cấp I thuộc Trung ương có thể là bộ trưởng, thủ trưởng của cơ quan ngang bộ hoặc là thủ trưởng của cơ quan thuộc chính phủ

– Đối với vị trí kế toán trưởng của đơn vị dự toán cấp I thuộc địa phương thì người bổ nhiệm sẽ là chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện sau khi cơ quan Nội vụ và Tài chính đã thông qua ý kiến

– Đối với vị trí kế toán trưởng của các đơn vị dự toán ngân sách hay các đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên,… thì người có thẩm quyền bổ nhiệm là Phó Thủ trưởng của đơn vị

– Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì người đứng đầu đơn vị kế toán sẽ có trách nhiệm tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư có thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng

Trên đây là những quy định pháp luật về điều kiện làm kế toán trưởng, bổ nhiệm kế toán trưởng trong các tổ chức nhà nước, công ty hay doanh nghiệp. Hy vọng sẽ hữu ích cho mọi người.

You May Also Like

About the Author: Nguyễn Thế Hoàng

Là một người đam mê tìm hiểu về kinh doanh, tài chính, ngân hàng, chuyên hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp về các thủ tục pháp lý, cách thành lập công ty, làm báo cáo thuế, bảo hiểm.