Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Hiện nay, hệ thống thuế Việt Nam gồm khoảng 8 loại thuế và khoảng 100 loại phí và lệ phí được quản lý tập trung. Trong đó, thuế xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng nhất, theo thống kê thì thuế nhập khẩu đóng góp 1/3 tổng ngân sách nhà nước. Vậy thuế xuất nhập khẩu là gì? Tại sao nó đóng vai trò trò quan trọng đến vậy, hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ.

1. Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Khái niệm chung nhất về thuế xuất nhập khẩu có thể hiểu như sau:

Thuế xuất nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các loại hàng hóa được phép xuất nhập khẩu ở một quốc gia và trong quan hệ thương mại quốc tế.

Cần lưu ý thuế xuất nhập khẩu là loại thuế chỉ đánh trên các loại hàng hóa, không đánh trên dịch vụ (vì dịch vụ không xuất khẩu được và nếu có cũng rất khó kiểm soát nên nhà nước chỉ quy định loại thuế này đánh trên hàng hóa).

thuế xuất nhập khẩu là gì

1.1.Thuế xuất khẩu là gì?

Thuế nhập khẩu là loại thuế do Nhà nước Việt Nam quy định, áp dụng cho những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.

1.2. Thuế nhập khẩu là gì?

Đây cũng là một loại thuế do nhà nước Nhà quy định, áp dụng cho các mặt hàng có nguồn gốc từ nước ngoài, được nhập khẩu vào quốc gia, vùng lãnh thổ đó.

2. Đặc điểm của thuế xuất nhập khẩu

thuế xuất nhập khẩu là gì

–  Thuế xuất nhập khẩu là một loại thuế gián thu (không thu trực tiếp như thuế thu nhập cá nhân hay thuế tiêu thụ đặc biệt,…).

 Thuế xuất nhập khẩu có tác động đến giá cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, do đó tạo nên sự tác động dây chuyền đến giá cả hàng hóa và đơn vị có sử dụng hàng hóa xuất khẩu.

Xem Thêm  5W2H là gì? Ứng dụng và Ý nghĩa của 5W2H đối với doanh nghiệp

Thuế xuất nhập khẩu được tổ chức thu một lần ở ngay khâu xuất khẩu và nhập khẩu, nhằm quản lý tập trung.

Thuế xuất nhập khẩu có ý nghĩa lớn, giữa thuế xuất nhập khẩu và chính sách thương mại của một quốc gia, nhóm quốc gia có tác động qua lại lẫn nhau.

Bài viết tham khảo:

3. Ý nghĩa của thuế xuất nhập khẩu

Đây cũng là một khía cạnh cần quan tâm tìm hiểu khi tìm hiểu thuế xuất nhập khẩu là gì. Mỗi một loại thuế được ban hành đều có mục đích và ý nghĩa nhất định cho nên thuế xuất nhập khẩu không chỉ đơn thuần là đóng góp cho ngân sách nhà nước mà còn có những vai trò khác như sau:
Thuế xuất nhập khẩu là một công cụ để nhà nước kiểm soát hoạt động ngoại thương (hoạt động thương mại quốc tế luôn phải thông qua thủ tục hải quan và phải thực hiện nghĩa vụ thuế tại thủ tục hải quan).
Thuế xuất nhập khẩu còn góp phần kiểm soát và điều tiết hàng hóa nhập khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại, điều tiết cung cầu hàng hóa trong xã hội và tiết kiệm nguồn ngoại tệ, hạn chế các tình trạng xuất siêu hoặc nhập siêu.

Thuế xuất nhập khẩu còn góp phần hạn chế những hàng hóa mà nhà nước không muốn xuất khẩu hoặc không muốn nhập khẩu.

4. Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu

Theo Điều 2 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì đối tượng chịu thuế bao gồm:

“1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối”.

Điều kiện để hàng hóa được coi là xuất nhập khẩu phải đáp ứng như sau:

+ Thứ nhất, phải được cơ quan nhà nước cho phép hàng hóa đó xuất nhập khẩu.

Xem Thêm  Tìm hiểu khái niệm L-Arginine là gì? Tác dụng - Ưu điểm và Tác dụng phụ của L-Arginine

+ Thứ hai, hàng hóa đó thực tế có xuất nhập khẩu.

thuế xuất nhập khẩu là gì

Khi nghiên cứu đến phần đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu, người ta thường tìm hiểu liên quan về đối tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu, theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật thuế xuất nhập khẩu như sau:

“4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu”

5. Người nộp thuế

Khi tìm hiểu về thuế xuất nhập khẩu là gì, ngoài những liên quan đến đối tượng chịu thuế, người nộp thuế có mối liên hệ chặt chẽ. Người nộp thuế bao gồm đối tượng nộp thuế và người nộp thuế thay.

–  Đối tượng nộp thuế: là tất cả các cá nhân, tổ chức có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện chịu thuế xuất nhập khẩu.

–  Đối tượng được ủy quyền: là các tổ chức tham gia làm dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu và tín dụng, bưu điện,…

6. Cách tính thuế xuất nhập khẩu

Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì tùy từng loại hàng hóa xuất nhập khẩu thì có những phương pháp tính thuế khác nhau. Có hai phương pháp để tính thuế xuất nhập khẩu là phương pháp tính thuế theo tỉ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.

6.1. Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm

Phương pháp này được thực hiện đối với hàng hóa áp dụng thuế suất phần trăm. Cách tính thuế được quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:

“Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế”

Cụ thể ta có công thức sau:

Thuế xuất khẩu = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu ghi trên tờ khai HQ × Đơn giá tính thuế× Thuế suất× Tỷ giá

Xem Thêm  Body lotion là gì? Những điều quan trọng cần biết khi sử dụng body lotion

Thuế nhập khẩu = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trên tờ khai HQ × Đơn giá tính thuế × Thuế suất × Tỷ giá.

thuế xuất nhập khẩu là gì

Trong đó:

–  Đơn giá tính thuế chính là đơn giá tính theo các hình thức sau:

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu:

Giá FOB (cảng biển)
Giá DAF (ga tàu)

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu:

Giá CIF
Giá CFR

–  Thuế suất có các mức theo khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:

+ Thuế suất thông thường (áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước, vùng lãnh thổ chưa thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu Việt Nam)

+ Thuế suất ưu đãi (thuế này áp dụng với các hàng hóa xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước, vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam)

+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt (áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam)

6.2. Phương pháp tính thuế tuyệt đối

Cách tính được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:

Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời Điểm tính thuế

Ta có công thức cụ thể như sau:

Số thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan× Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.

Bài viết trên giới thiệu khá chi tiết về những nội dung liên quan đến từ khóa thuế xuất nhập khẩu là gì. Hy vọng các bạn có thể nắm bắt và áp dụng tốt hơn.

 

You May Also Like

About the Author: Nguyễn Thế Hoàng

Là một người đam mê tìm hiểu về kinh doanh, tài chính, ngân hàng, chuyên hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp về các thủ tục pháp lý, cách thành lập công ty, làm báo cáo thuế, bảo hiểm.