Sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagram – DFD) là gì?

Sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagram – DFD)

Định nghĩa

Sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagram – DFD) hay còn được gọi là DFD trong tiếng Anh.

Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) là một mô hình hệ thống đồng thời mô tả cả dữ liệu và quá trình tiến trình. Nó cho biết cách thông tin di chuyển từ một quá trình hoặc chức năng trong hệ thống sang quá trình hoặc chức năng khác.

Quan trọng nhất là nó chỉ ra những thông tin cần có trước khi thực hiện một quá trình.

Phân tích luồng dữ liệu của hệ thống

Với sơ đồ BFD, chúng ta đã xem xét hệ thống thông qua góc nhìn “chức năng” tinh túy. Bước tiếp theo trong quá trình phân tích là xem xét chi tiết hơn về các thông tin cần thiết cho việc thực hiện các chức năng đã được nêu và thông tin cần được cung cấp để hoàn thiện chúng. Công cụ mô hình được sử dụng để mục đích này là sơ đồ luồng dữ liệu DFD.

Ý nghĩa của sơ đồ DFD

Sơ đồ DFD là công cụ hỗ trợ cho bốn hoạt động chính của các phân tích viên hệ thống trong quá trình phân tích thông tin:

– Phân tích: DFD được sử dụng để xác định yêu cầu của người sử dụng.

– Thiết kế: DFD được sử dụng để lập kế hoạch và minh họa các phương án cho phân tích viên hệ thống và người dùng trong quá trình thiết kế hệ thống mới.

– Biểu diễn: DFD là công cụ đơn giản, dễ hiểu đối với phân tích viên hệ thống và người dùng.

– Tài liệu: DFD cho phép biểu diễn tài liệu phân tích hệ thống một cách đầy đủ, súc tích và ngắn gọn. DFD cung cấp cái nhìn tổng quan về hệ thống và cơ chế lưu chuyển thông tin trong hệ thống đó đến người sử dụng.

Các mức cấp bậc trong sơ đồ luồng dữ liệu

– Sơ đồ ngữ cảnh (Context diagram): Đây là sơ đồ mức cao nhất. Nó cung cấp cái nhìn toàn cảnh về hệ thống trong môi trường hiện hành. Ở mức này, sơ đồ ngữ cảnh chỉ có một quá trình duy nhất, các tác nhân và các luồng dữ liệu (không có kho dữ liệu).

– Sơ đồ mức 0 là sơ đồ phân rã từ sơ đồ ngữ cảnh. Với mục đích miêu tả hệ thống chi tiết hơn, sơ đồ mức 0 được phân rã từ sơ đồ ngữ cảnh và các quá trình được trình bày là các chức năng chính của hệ thống.

– Sơ đồ mức i (i >= 1) là sơ đồ được phân rã từ sơ đồ mức i-1. Mỗi sơ đồ phân rã mức này là việc chi tiết hóa một quá trình ở mức trước. Quá trình phân rã sẽ dừng lại khi đạt được sơ đồ luồng dữ liệu cấp cơ sở (khi một quá trình là một tính toán hoặc thao tác dữ liệu đơn giản, mỗi luồng dữ liệu không cần phân chia nhỏ hơn nữa).

Qui trình xây dựng sơ đồ DFD

Để dễ dàng xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu, người ta dựa trên sơ đồ chức năng kinh doanh BFD với nguyên tắc là mỗi chức năng tương ứng với một quá trình, mức cao nhất tương ứng với sơ đồ ngữ cảnh, các mức tiếp theo tương ứng với sơ đồ mức 0, mức 1,…

(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

You May Also Like

About the Author: Nguyễn Thế Hoàng

Là một người đam mê tìm hiểu về kinh doanh, tài chính, ngân hàng, chuyên hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp về các thủ tục pháp lý, cách thành lập công ty, làm báo cáo thuế, bảo hiểm.