VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP

Quản trị nhân sự luôn là vấn đề nan giải trong mỗi doanh nghiệp. Vấn đề về con người quyết định số mệnh của doanh nghiệp. Quản trị nhân lực tốt, hiệu quả thì doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại và phát triển. Quản trị nhân sự ngày nay, thời đại 4.0 không chỉ thực hiện những chức năng đơn thuần mà ngày càng thực hiện nhiều chức năng hơn, đóng vai trò quan trọng hơn trong doanh nghiệp. Vậy cụ thể, vai trò chức năng của quản trị nhân sự là gì?

1. Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp là gì?

Quản trị nhân sự là công tác quản lý nguồn nhân lực, lực lượng lao động của doanh nghiệp. Quản trị nhân sự bao gồm các nhiệm vụ sau: thu hút, tuyển dụng, đào tạo nhân viên, đánh giá kết quả lao động, tính lương, thưởng, hồ sơ cơ bản của người lao động, đồng thời giám sát cấp lãnh đạo, đảm bảo mọi hoạt động trong doanh nghiệp phù hợp với Luật Lao động và Luật việc làm. Vậy chức năng của ngành quản trị nhân sự là gì. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Xem Thêm  Nêu Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu

chức năng của quản trị nhân sự

2. Chức năng của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

Chức năng của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp bao gồm nhiều chức năng, cụ thể có thể liệt kê một số chức năng cơ bản, phổ biến dưới đây.

Chức năng chính của quản trị nhân sự là quản trị nguồn nhân lực lao động cơ bản như:

– Tuyển dụng lao động: Bộ phận nhân sự thực hiện quản trị nhân sự phải thu hút ứng viên nộp hồ sơ, phỏng vấn và tuyển dụng nhân viên cho doanh nghiệp.

–  Đào tạo nhân lực: Tùy từng vị trí đảm nhiệm mà bộ phận quản trị nhân sự sẽ có hình thức, nội dung đào tạo các nhân viên đáp ứng yêu cầu vị trí đó.

–  Phân tích, tổ chức thực hiện công việc: Quản trị nhân sự phải thực hiện chức năng phân tích tính chất công việc, tổ chức, điều chuyển nhân lực phù hợp với từng vị trí, bộ phận.

–  Quản lý hồ sơ của nhân viên: Lưu trữ, quản lý, cập nhật thông tin cá nhân, công việc của người lao động trong doanh nghiệp.

–  Chấm công, tính lương, thưởng và quản lý các chế độ phúc lợi của người lao động (BHXH, BHTN,…)

chức năng của quản trị nhân sự

Bên cạnh chức năng chính, quản trị nhân lực thời đại mới còn đảm nhiệm các chức năng khác như đánh giá hiệu quả lao động của nhân viên (KPI) từ đó có chế độ lương, thưởng phù hợp và lấy đó làm nền tảng để bổ nhiệm, điều chuyển vị trí nhân lực phù hợp.

Xem Thêm  HƯỚNG DẪN Cách phân tích bài thơ Mây và Sóng của tác giả Ta-go - Ngữ Văn 9

Chức năng của Quản trị nhân sự còn có giám sát lãnh đạo của doanh nghiệp. Chức năng này thể hiện thông qua việc quản lý thông tin, lương, chế độ khác của lãnh đạo; tổ chức, giám sát các cuộc họp lãnh đạo liên quan đến nhân viên công ty, đảm bảo mọi hoạt động phù hợp với Luật Lao động, Luật việc làm.

Bài viết tham khảo:

3. Vai trò của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

Quản trị nhân sự quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vì con người chính là nguyên khí của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản trị nhân sự luôn đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp.

Đưa ra chính sách – quản lý chính sách duy trì, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Là bộ phận trực tiếp quản lý mọi vấn đề của nhân sự, thấu hiểu được những vấn đề cần khắc phục, bổ sung, vấn đề cần duy trì, phát triển, quản trị nhân sự có vai trò xây dựng chính sách nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Chính sách này đảm bảo những hoạt động trong doanh nghiệp phù hợp với chính sách Nhà nước quy định.

Đưa ra tư vấn cho các bộ phận nhân sự

Quản trị nhân sự là một công cụ hỗ trợ giúp việc đắc lực cho người đứng đầu doanh nghiệp khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn về vấn đề nhân sự. Cụ thể khi doanh nghiệp xuất hiện tình trạng công nhân có thái độ làm việc không tốt, có dấu hiệu bỏ việc hoặc nghỉ việc quá nhiều ngày mà không xin phép, tình trạng thiếu hụt nhân sự làm chậm tiến độ sản xuất của doanh nghiệp. Khi đó, bộ phận quản trị nhân sự sẽ tư vấn cách thức, hình thức, đưa ra, phân tích các giải pháp để người đứng đầu doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Xem Thêm  Phân tích và nêu cảm nhận về bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính - Ngữ Văn 11

chức năng của quản trị nhân sự

Là cầu nối giữa cấp lãnh đạo với nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp

Cấp lãnh đạo sẽ dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu về một hoặc một bộ phận người lao động trong doanh nghiệp thông qua cấp quản trị nhân sự. Dựa trên các hồ sơ, thông tin, các báo cáo về trình độ, thái độ, kỹ thuật chuyên môn của bộ phận quản trị nhân sự đánh giá, ban giám đốc sẽ đưa ra những quyết định bổ nhiệm, thuyên chuyển nhân lực phù hợp.

Kiểm tra nhân lực

Bộ phận quản trị nhân sự kiểm tra nhân lực thông qua việc quản lý hồ sơ, tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, đánh giá kết quả lao động (KPI) của nhân viên doanh nghiệp. Từ việc đánh giá, bộ phận này sẽ đưa ra những chính sách phù hợp về quyết định lương, thưởng, phụ cấp khác để thúc đẩy, nâng cao năng suất lao động của nhân viên doanh nghiệp. Bộ phận này quản lý ứng viên, nhân viên, cán bộ nhân sự và giám sát lãnh đạo.

Qua đây, nhận thấy được vai trò, chức năng của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp ngày càng được mở rộng và nâng tầm. Quản trị nhân sự luôn giữ vị thế lớn đối với sự tồn tại, phát triển doanh nghiệp.

 

You May Also Like

About the Author: Nguyễn Thế Hoàng

Là một người đam mê tìm hiểu về kinh doanh, tài chính, ngân hàng, chuyên hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp về các thủ tục pháp lý, cách thành lập công ty, làm báo cáo thuế, bảo hiểm.