Quy Trình Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa Như Thế Nào?

Xuất khẩu hàng hóa là cụm từ không còn quá xa lạ đối với chúng ta, kể cả những người không làm việc trong ngành kinh tế. Nhưng để hiểu rõ về quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Các bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa

1.1. Bước 1: Nhập khẩu

Điều kiện để các doanh nghiệp nhập khẩu được hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam là phải có giấy phép kinh doanh về lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Các doanh nghiệp chủ động tìm nguồn hàng cần nhập, sau đó ký một bản hợp đồng với bên sở hữu nguồn hàng. Bản hợp đồng quy định chi tiết các vấn đề như phương thức thanh toán, phương thức nhận hàng.

Các doanh nghiệp nước ngoài thường lựa chọn phương thức thanh toán qua LC, họ không tin tưởng hình thức thanh toán trực tiếp của Việt Nam. LC là một hình thức thanh toán qua ngân hàng, nó giống như tờ giấy cam kết của người mua dành cho người bán. Cũng có thể coi nó giống như là chiếc thẻ tín dụng vậy.

quy trình xuất khẩu hàng hóa

Để sử dụng được LC thì các bạn cần mang bản hợp đồng đã ký kết giữa công ty mình và doanh nghiệp nước ngoài đến ngân hàng. Sau đó nộp một khoản tiền gọi là tiền ký quỹ tại ngân hàng để mở LC.

Đối với các doanh nghiệp làm ăn uy tín và có mặt lâu trên thị trường, là đối tác quan trọng của các doanh nghiệp nước ngoài, thì chỉ cần đến ngân hàng và ký quỹ với số tiền khoảng từ 10 đến 20% so với giá trị của hợp đồng mua bán. Số tiền còn lại ngân hàng sẽ tự đứng ra thanh toán giúp công ty.

Các giấy tờ cần có để có thể thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa đó là:

1 bản B/L gốc và 1 bản B/L copy, 1 bản Invoice gốc và 1 bản Invoice copy, 2 bản Packing Lists, 1 bản Contract giống y như bản chính, 1 Certificate of Origin (bản này giúp công ty được hưởng thuế ưu đãi), 1 bộ tờ khai để kiểm tra tại Hải Quan. Nếu bản này có từ 9 mặt hàng trở lên thì cần bổ sung thêm 1 tờ phụ lục tờ khai.

Ngoài ra cần chuẩn bị thêm 3 bản giấy giới thiệu, một bản đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

1.2. Bước 2: Nhận hàng

Sau khi hoàn tất quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa tại nước ngoài, các bạn sẽ được yêu cầu đến nhận khi hàng tới Việt Nam. Hàng có thể được vận chuyển qua nhiều hình thức như đường hàng không, đường biển. Khi hàng tới sẽ có giấy thông báo cho bạn.

Khi nhận được thông báo về thời gian và địa điểm đến nhận hàng. Các bạn hãy mang bộ chứng từ đến để nhận. Không được quên các giấy tờ quan trọng như bản hợp đồng đã ký, các bảng kê hàng hóa, giấy chứng nhận nguồn gốc của sản phẩm,… Bởi những giấy tờ này sẽ phục vụ cho lời khai tại cục hải quan.

quy trình xuất khẩu hàng hóa

Trước khi các bạn nhận được thông báo thì ngân hàng của công ty tại nước ngoài đã gửi cho ngân hàng tại Việt Nam bản chứng từ. Các bạn hoàn toàn có thể được kiểm tra và có những điều chỉnh phù hợp nếu chứng từ bị lỗi. Nhưng với điều kiện là bạn phải mất một khoản tiền cho ngân hàng. Khi đó ngân hàng sẽ ký và chuyển quyền nhận hàng cho bạn.

Những lỗi chủ yếu của một chứng từ đó là sai thông tin về mặt hàng, ngày tháng, địa chỉ,..

Hải quan tiến hành mở tờ khai để kiểm tra hàng hóa, đối chiếu giữa hợp đồng và các mặt hàng xem có khớp nhau không. Nếu không xảy ra vấn đề gì thì các bạn được quyền vận chuyển hàng hóa về kho. Có một số mặt hàng không phải đóng thuế, nhưng một số mặt hàng lại phải đóng thuế. Nên nếu cần thiết phải đóng thuế thì hãy chuẩn bị một khoản tiền để nộp nhé.

Bài viết tham khảo:

2. Các bước trong quy trình xuất khẩu hàng hóa

2.1. Bước 1: Chuẩn bị thủ tục xuất khẩu

quy trình xuất khẩu hàng hóa

Hiện nay nhà nước ta đang có chính sách khuyến khích chương trình xuất khẩu, nên thủ tục cũng được đơn giản hóa đi rất nhiều.

Bước đầu tiên trong quy trình xuất khẩu hàng hóa đó là các bạn cần tìm được mối lấy hàng, sau đó chuẩn bị số lượng hàng, liên hệ với các phương tiện chuyên chở hàng Việt Nam ra nước ngoài là được.

Tuy nhiên vẫn phải chuẩn bị 1 một bộ chứng từ bao gồm các loại giấy tờ như: Hợp đồng ký kết giữa hai bên, bản Invoice, Packing list và C/O của Việt Nam. Với mỗi mặt hàng khác nhau có thể yêu cầu thêm một số giấy tờ khác nhau. Chẳng hạn như giấy chứng nhận bảo hiểm của hàng, bản tờ khai hàng hóa,…

2.2. Bước 2: Nhận hàng

– Hàng hóa thuộc loại phải lưu tại kho hay tại cảng

Nếu phương tiện vận chuyển là tàu thì tàu sẽ cung cấp bản liệt kê các mặt hàng, sơ đồ của hầm tàu để các đơn vị như hải quan, cán bộ giao nhận kiểm tra.

quy trình xuất khẩu hàng hóa

Sau khi đơn vị cảng và các cơ quan liên quan kiểm tra hầm tàu, nếu tàu khô ráo đạt yêu cầu sẽ tiến hành lập biên bản để ký kết, hầm tàu ẩm ướt không đạt yêu cầu sẽ mời cơ quan giám định làm việc. Sau đó hai bên mới tiến hành ký kết giao nhận hàng.

Hàng sẽ được dỡ bằng cần cẩu của tàu. Sau khi dỡ sẽ đưa lên phương tiện vận chuyển và đem hàng về kho. Đại diện của tàu cũng như cán bộ giao nhận cùng giám sát và đếm số lượng hàng, và phân loại ra các mặt hàng. Sau đó đưa lên ô tô chở về kho lưu trữ. Hàng về kho phải đi kèm với phiếu vận chuyển. Cần lưu ý xem phiếu vận chuyển đã ghi đúng số lượng và tên hàng chưa.

– Hàng hóa được giao trực tiếp cho cho chủ hàng

Khi hàng đến thì chủ của hàng hóa mang hóa đơn gốc và giấy giới thiệu đến tàu để nhận. Tàu sẽ giữ lại hóa đơn gốc của chủ hàng, đồng thời đưa cho 3 bản D/O. Chủ hàng đóng phí theo quy định và nhận biên bản giao nhận.

Sau đó đến phòng quản lý tàu nộp cho họ một bản D/O để tìm vị trí lưu hàng phù hợp. Khi đã tìm được nơi lưu hàng thì chủ hàng đến bộ phận kho và nộp cho họ một bản D/O để lấy phiếu xuất kho.

Bước cuối cùng là chủ hàng đến gặp Hải quan làm thủ tục, nhận hàng về kho.

Các bước nên thực hiện theo tuần tự mới thuận lợi. Nó là một sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng hóa nên không để thực hiện đảo ngược các bước được.

quy trình xuất khẩu hàng hóa

– Đối với hàng hóa không được lưu tại kho

Các loại hàng hóa như xi măng, phân bón hay than, quặng, phân bón,… Đây là hàng lớn nên chiếm gần hết hầm tàu. Chính vì thế chủ hàng có thể nhận trực tiếp với tàu mà không cần lưu lại kho. Do đó thu tục cũng đơn giản hơn rất nhiều.

Chủ hàng cần hoàn thiện các thủ tục đối với hải quan trước khi nhận hàng.  Khi nhận hàng xong thì hai bên chủ hàng và cán bộ giao nhận cùng nhau ký vào bản giao nhận và bản xác nhận, phiếu xuất kho, phiếu giao hàng.

– Hàng hóa được nhập bằng container

Hàng hóa thuộc hàng nguyên đai, nguyên kiện: Khi có thông báo đến nhận hàng thì chủ hàng mang giấy giới thiệu đến hãng tàu để nhận. Đầu tiên sẽ đến gặp hải quan để làm các thủ tục. Sau đó đến phòng quản lý tàu để làm giấy xác nhận, phiếu xuất kho nhận hàng. Chủ hàng có thể đưa cả container vào kho, nhưng hãy trả vỏ của container theo đúng thời gian quy định để không bị phạt nhé.

Quy trình xuất nhập khẩu của hàng hóa ra bằng container thật đơn giản. Nên các bạn có thể tham khảo phương thức vận chuyển này.

Hàng hóa thuộc hàng lẻ: chủ cửa hàng sẽ mang hóa đơn gốc đến tàu để lấy DO và nhận hàng theo quy định.

Trên đây là quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Nắm chắc các bước sẽ giúp các bạn hoàn thiện thủ tục và nhận hàng, xuất hàng nhanh chóng hơn.

 

You May Also Like

About the Author: Nguyễn Thế Hoàng

Là một người đam mê tìm hiểu về kinh doanh, tài chính, ngân hàng, chuyên hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp về các thủ tục pháp lý, cách thành lập công ty, làm báo cáo thuế, bảo hiểm.