Bắt đầu từ năm 1986, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở rộng các ngành nghề trong xã hội. Theo xu thế toàn cầu hóa của thế giới, Việt Nam tiến hành mở cửa hội nhập, từ đó ngành kinh doanh xuất nhập khẩu cũng ngày càng phát triển. Đây là một ngành nghề khá trẻ nên lực lượng lao động tham gia ngành này còn chưa nhiều, tuy nhiên đây là một ngành tiềm năng và hứa hẹn càng phát triển trong tương lai. Để mọi người hiểu hơn về ngành nghề mới này, sau đây chúng tôi xin giới thiệu vài nét về ngành kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Nhantokhai.gdt.gov.vn Không Đăng Nhập Được – Hướng Dẫn Cách Sửa Lỗi Nhanh Nhất
- Nhiệm Vụ Và Chức năng Của Kế Toán Trưởng Cần Phải Nắm Rõ
- Một Số Từ Viết Tắt Trong Xuất Nhập Khẩu Quan Trọng Cần Phải Nắm Rõ
- Đầu số 0128 thuộc nhà mạng nào? 0128 mang ý nghĩa phong thủy ra sao
- Hướng Dẫn Cách Kê Khai Thuế Qua Mạng Từ A-Z
1. Ngành kinh doanh xuất nhập khẩu là gì?
Hiện chưa có một khái niệm cụ thể về ngành kinh doanh xuất nhập khẩu, tuy nhiên, theo đúc kết từ một số quy định pháp luật liên quan ta có thể khái quát được một định nghĩa như sau:
Ngành kinh doanh xuất nhập khẩu là ngành nghề thực hiện hai hoạt động chính là xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 28 Luật thương mại 2005.
Bài viết tham khảo:
2. Một số ngành nghề phổ biến trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu?
Hoạt động ngành kinh doanh xuất nhập khẩu vô cùng đa dạng vì đây là một ngành mới, học hỏi từ các nước hiện đại. Hằng năm, lượng sinh viên đăng ký vào ngành này khá đông và số cử nhân ra trường cùng chuyên ngành hay khác chuyên ngành cũng tham gia vào đội ngũ kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Vậy, những công việc cụ thể trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu là gì? Hãy xem một số gợi ý công việc trong ngành này:
2.1. Nhân viên kinh doanh (Sale)
Xem thêm : Chi tiết về dịch vụ đăng ký hộ cá thể kinh doanh trọn gói
Đây là ngành nghề điển hình trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu thường gặp, yêu cầu cao về khả năng giao tiếp và chịu được áp công việc. Công việc này yêu cầu phải chạy doanh số theo yêu cầu công ty đặt ra và ăn lương theo lượng công việc mình làm được. Tuy nhiên, nếu ai chịu khó cày, hoa hồng sẽ rất cao và tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm , cơ hội phát triển và thăng tiến rất lớn.
Trong ngành này lại chia ra 3 mảng chính khác, đó là:
– Nhân viên kinh doanh tại các hãng tàu: với công việc này, nhân viên sẽ đi tìm kiếm các công ty forwarder hoặc những khách hàng trực tiếp để chào giá cước tàu là chủ yếu.
– Nhân viên kinh doanh logistics tại các công ty forwarder: hiểu nôm na nhân viên vị trí này là người trung gian giữa bên vận chuyển và hãng tàu, họ sẽ sale cước tàu, làm thủ tục hải quan và tracking.
– Nhân viên kinh doanh tại các công ty xuất khẩu, trading: vị trí này yêu cầu phải có vốn ngoại ngữ khá tốt vì phải thường xuyên làm việc với các đối tác nước ngoài, thường là các công ty chuyên về buôn bán nông sản như cao su, cà phê, hồ tiêu, gạo,…
2.2. Nhân viên thu mua
Đây là một công việc đòi hỏi sự chịu khó và năng động nhất trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu. Với công việc này, nhân viên sẽ làm nhiệm vụ tìm kiếm những đối tác tiềm năng, chốt đơn hàng cho công ty, ký các hợp đồng với những nhà cung cấp trong nước và nước ngoài, đánh giá chất lượng các loại nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, còn kết hợp quản lý các kho hàng.
2.3. Nhân viên thanh toán quốc tế
Xem thêm : Đăng ký giấy phép kinh doanh để thành lập công ty ở đâu? Quy trình và thủ tục ra sao?
Đây là công việc phù hợp với những bạn có sự tỉ mỉ, cẩn trọng và hiểu biết rộng về lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế. Công việc chính của nhân viên vị trí này là kiểm tra chứng từ hợp lệ, mở L/C, chuyển T/T, D/P,…
2.4. Nhân viên hải quan
Ngành nghề đòi hỏi phải có bằng cấp và trình độ chuyên môn cao do đặc thù công việc này liên quan đến công chức nhà nước, là một trong những ngành nghề quan trọng trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay. Các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp về vị trí nhân viên hải quan như trường Cao đẳng Tài Chính Hải quan, Học viện Tài chính, trường Hải Quan Việt Nam, trường Đại học Luật,…
2.5. Nhân viên đại diện các công ty xuyên quốc gia
Với vị trí này, đòi hỏi bạn phải có sự tự tin và kinh nghiệm nhất định trong nghề. Nhân viên đại diện là bộ mặt công ty, tham gia tìm kiếm đối tác, ký kết các hợp đồng lớn xuyên lục địa. Đây là một ngành nghề đang được quan tâm hàng đầu trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay.
Vì đòi hỏi trình độ cao nên đây là công việc mơ ước của nhiều người với mức lương cao ngất ngưởng.
2.6. Nhân viên điều vận đội xe/ bãi
Công việc này khá vất vả vì phải trực tiếp ra cảng điều hành xe bãi. Theo đó, nhân viên sẽ điều động các loại xe để đóng hàng hóa, chuyển hàng ra khỏi container,… Vị trí này thường các bạn nam sẽ tham gia nhiều hơn các bạn nữ.
Trên đây là một số nét sơ qua về ngành kinh doanh xuất nhập khẩu các bạn có thể tham khảo. Hy vọng những bạn đang có nguyện vọng làm về ngành nghề mới này sẽ có một cái nhìn tích cực, đam mê với công việc tuy mới mà tiềm năng này.
Nguồn: https://bankstore.vn
Danh mục: Kinh Doanh