Thành lập công ty là một trong những con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất giúp bạn chạm tới thành công. Tuy nhiên, làm thế nào để thành lập được công ty phù hợp với ngành nghề mà mình kinh doanh và đặc biệt là đúng với quy định của pháp luật? Bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này? Vậy thì đọc ngay bài viết tư vấn mở công ty mà chúng tôi sắp chia sẻ ngay dưới đây để có thêm thông tin bạn nhé!
1. Những văn bản quy phạm pháp luật quy định về thành lập công ty
Muốn thành lập công ty theo đúng quy định của pháp luật, trước hết bạn cần phải nắm rõ các văn bản pháp luật nào có quy định về vấn đề này. Lưu ý: không sử dụng văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực.
Bạn đang xem: Tư vấn quy trình, thủ tục mở công ty cho người chưa có kinh nghiệm
Hiện nay, Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng lý doanh nghiệp đang là văn bản hiện hành quy định về thủ tục và các vấn đề liên quan khác về đăng ký doanh nghiệp và đăng ký Hộ kinh doanh. Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về bản chất cũng như cách thức hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, bạn nên đọc thêm các quy định tại cuốn Luật doanh nghiệp 2014.
2. Những lưu ý khi lựa chọn loại hình công ty
Lựa chọn loại hình công ty là vấn đề hết sức quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại, phát triển của công ty sau này. Vì vậy, khi lựa chọn loại hình công ty bạn phải cân nhắc thật kỹ để có thể chọn được loại hình phù hợp nhất với hướng kinh doanh của mình.
Hiện nay, ở nước ta có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến và được pháp luật nhắc đến đó là: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH (TNHH 1 thành viên hoặc TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty cổ phần.
Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có những cách thức hoạt động và quy định của pháp luật khác nhau. Vì vậy, để lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất, bạn hãy chú ý đến các vấn đề như: ngành nghề mà công ty muốn kinh doanh, nghĩa vụ thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, quy mô của từng loại hình công ty/doanh nghiệp.
Xem thêm : 084 là của nhà mạng nào? Những điều thú vị khi sở hữu đầu số 084
Ví dụ: nếu muốn kinh doanh về các lĩnh vực cần thu hút nhiều vốn đầu tư từ trong và ngoài nước, bạn nên lựa chọn loại hình công ty cổ phần; còn nếu muốn kinh doanh nhỏ lẻ, không cần góp vốn nhiều hoặc hoàn toàn không cần nguồn vốn từ bên ngoài thì loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất dành cho bạn,…
3. Cần chú ý điều gì khi đặt tên cho công ty?
Hiện nay, vấn đề đặt tên cho công ty/doanh nghiệp được pháp luật quy định rõ tại Chương III Nghị định 70/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp. Tại chương này bạn sẽ biết được như thế nào là tên trùng, tên gây nhầm lẫn; các thành tố tạo nên tên doanh nghiệp và hướng xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp.
Vì vậy, khi đặt tên cho công ty, bạn nên lắng nghe sự tư vấn của dịch vụ tư vấn mở công ty hoặc tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này để đảm bảo đặt tên công ty sao cho phù hợp nhất.
Ngoài ra, để đảm bảo tên của công ty mình không trùng với tên của công ty/doanh nghiệp khác, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu. Lưu ý: tên trùng được áp dụng trên toàn quốc, không phải chỉ áp dụng cho từng tỉnh, từng huyện, xã, thị trấn hay khu vực.
4. Về ngành nghề kinh doanh
Khi mở công ty, bạn phải biết được ngành nghề mà công ty muốn kinh doanh có bị cấm hay không, bởi ngành nghề kinh doanh bị cấm sẽ không được pháp luật chấp nhận và không được đăng ký thành lập công ty. Vậy những ngành nghề nào bị pháp luật cấm? Đó là: Kinh doanh các chất ma túy, các loại hóa chất, khoáng vật mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã, mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
Ngoài ra, Phụ lục 04 – Luật Đầu tư 2014 còn quy định chi tiết 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tức là nếu kinh doanh những ngành nghề này, công ty bạn phải đáp ứng đủ tất cả các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nếu không đáp ứng được các điều kiện kinh doanh đó thì sẽ không được chấp nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc không được thực hiện hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện đó.
5. Các giai đoạn thành lập công ty
Xem thêm : Bộ chứng từ xuất nhập khẩu đầy đủ bao gồm những gì?
Hiện nay, để thành lập công ty bạn cần phải trải qua 4 giai đoạn chính, bao gồm:
– Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết để thành lập công ty
– Giai đoạn 2: Chuẩn bị, soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty đến cơ quan có thẩm quyền (nộp đến Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện đối với trường hợp đăng ký thành lập Hộ kinh doanh hoặc Phòng Đăng ký doanh nghiệp thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư cấp tỉnh đối với trường hợp đăng ký thành lập công ty/doanh nghiệp)
– Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân cho công ty
– Giai đoạn 4: Thủ tục cần thiết sau khi thành lập công ty (kê khai và nộp các loại thuế; đăng bố cáo, dán hoặc treo hóa đơn 2 tại trụ sở,….)
Hy vọng những thông tin về tư vấn mở công ty trên sẽ giúp bạn có được cái nhìn mới hơn, sâu hơn về lĩnh vực thành lập công ty/doanh nghiệp.
Nguồn: https://bankstore.vn
Danh mục: Kinh Doanh