Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Tất cả mọi người đều có quyền để kinh doanh các ngành nghề. Nhưng để thành lập ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp bạn cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp luật. Một trong những điều kiện đầu tư kinh doanh đối với từng ngành nghề phải đảm bảo được: các mục tiêu; công khai; khách quan; tiết kiệm thời gian và chi phí cần tuân thủ của các nhà đầu tư. Các bạn có thể cùng chúng tôi tìm hiểu các ngành nghề kinh doanh có điều kiện qua bài viết dưới đây nhé.

NỘI DUNG BÀI VIẾT:

1. Thế nào là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

2. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định như thế nào?

3. Danh mục 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện

4. Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

 

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là một trong những ngành nghề được Luật Pháp và tuân theo Nghị định quy định các điều kiện để yêu cầu cho doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ điều kiện cho ngành nghề đó trong kinh doanh. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm 267 ngành nghề khác nhau được quy định tại Phụ lục 4 được ban hành mới nhất.

ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

2. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định như thế nào?

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện được thể hiện tại Điều 7 Luật Doanh Nghiệp quy định như sau:

  • Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
  • Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.
  • Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.
  • Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề kinh doanh bị cấm.
  • Chính phủ định kỳ rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều kiện kinh doanh; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không còn phù hợp; sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện bất hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh doanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước.
  • Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.

3. Danh mục 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Nhận được nhiều số phiếu tán thành nên Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi và bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư. Với 410/456 đại biểu quyết tán thành (tương ứng với 83,16%); Quốc hội cũng đã thông qua Luật sửa đổi và bổ sung danh mục ngành nghề để đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư. Quốc hội cũng đã tán thành với việc bổ sung kinh doanh pháo nổ vào trực tiếp ngành nghề cấm kinh doanh đầu tư.

danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Có 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định
Xem Thêm  Access là gì? Từ A đến Z thông tin cơ bản về Access

Quốc hội cũng đã đồng ý thay thế theo phụ lục 4 về danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo phụ lục 4 cùng với 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện (cần có phụ lục kèm theo). Cũng như các quyết định thành lập công ty kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Luật này được thi hành và hiệu lực từ ngày 01-01-2017. Luật cũng đã quy định các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo thiết bị, phần mềm để ngụy trang dùng trong trường hợp: ghi âm, định vị, ghi hình, sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô,…đó là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện đủ hiệu lực được thi hành bắt đầu từ ngày 01-01-2017. Luật này cũng đã bãi bỏ bớt Khoản 1 Điều 19 của Luật đấu thầu và theo Điều 151 của Luật xây dựng.

4. Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được Nhà nước quy định, bao gồm:

  • Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.
  • Hành nghề giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả.
  • Kinh doanh dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán của Trung tâm lưu ký chứng khoán/ Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết và các loại chứng khoán khác.
  • Kinh doanh hóa chất, trừ hóa chất bị cấm theo Công ước Quốc tế về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng
Kinh doanh hóa chất thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện
  • Hoạt động phát điện, truyền tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu điện, tư vấn chuyên ngành điện lực.
  • Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.
  • Kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam.
  • Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản.
Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức BĐS
  • Kinh doanh dịch vụ tư vấn lập quy hoạch đô thị do tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện.

….

Ngoài ra, còn rất nhiều các ngành nghề kinh doanh thuộc công ty cổ phần, công ty THNN,… có điều kiện khác nữa. Các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để tham khảo những ngành nghề kinh doanh có điều kiện còn lại. Chúng tôi hy vọng bài viết trên của chúng tôi sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn đọc. Cảm ơn đã theo dõi!

Xem Thêm  Lý giải tranh phong cảnh là gì? Những điều cần lưu ý và quy tắc phải tuân theo khi vẽ tranh phong cảnh

You May Also Like

About the Author: Nguyễn Thế Hoàng

Là một người đam mê tìm hiểu về kinh doanh, tài chính, ngân hàng, chuyên hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp về các thủ tục pháp lý, cách thành lập công ty, làm báo cáo thuế, bảo hiểm.