Ngân hàng nào phát hành thẻ tín dụng lãi suất thấp

Hiện nay, khi sử dụng thẻ tín dụng, người dùng thường quan tâm đến lợi ích mà nó mang lại, nhưng ít ai để ý đến yếu tố quan trọng là lãi suất thẻ tín dụng. Hiểu rõ về cách tính lãi suất và phí phạt sẽ giúp khách hàng tránh những khoản phí không mong muốn. Hãy cùng Timo tìm hiểu ngân hàng nào đang phát hành thẻ tín dụng với lãi suất thấp nhất nhé!

Xem thêm: Tín dụng ngân hàng là gì?

Lãi suất thẻ tín dụng là gì?

Lãi suất thẻ tín dụng là khoản tiền mà chủ thẻ phải trả khi rút tiền mặt hoặc thanh toán không đúng hạn của tháng trước đó.

Mỗi loại thẻ tín dụng sẽ có lãi suất áp dụng cho dư nợ khác nhau, theo bảng lãi suất của ngân hàng. Trong thời gian được quy định, nếu khách hàng thanh toán số tiền đã chi tiêu đúng hạn hoặc trước ngày thanh toán, sẽ không bị tính thêm lãi suất và phí trễ hạn.

Thẻ tín dụng bị tính lãi suất khi nào?

Lãi suất trễ hạn

Khoảng thời gian miễn lãi suất là 45 ngày, bao gồm 30 ngày miễn lãi giữa hai kỳ thanh toán và 15 ngày ngân hàng gia hạn thêm. Nếu thanh toán đủ nợ trong 45 ngày, sẽ không bị tính lãi suất.

Ngoài ra, một số ngân hàng đã tăng thời gian miễn lãi suất lên 55 ngày, như: SCB, VPBank, Timo…

Lãi suất rút tiền mặt

Một số ngân hàng áp dụng lãi suất đối với việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng. Mức lãi suất khi rút tiền mặt có thể từ 3% – 5% trên số tiền giao dịch, tùy thuộc vào ngân hàng.

Lãi suất chuyển đổi ngoại tệ

Khi đăng ký sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, khách hàng có thể chi tiêu và mua sắm trên toàn cầu. Số tiền trong thẻ sẽ được quy đổi sang đơn vị tiền tệ của quốc gia bạn sử dụng theo tỷ giá tương ứng.

Mỗi lần khách hàng chuyển đổi ngoại tệ sẽ phải chịu lãi suất từ 2% – 4%, tùy thuộc vào quy định của ngân hàng.

Cách tính lãi suất thẻ tín dụng

Trong trường hợp không thanh toán toàn bộ khoản vay tín dụng trong thời gian miễn lãi suất, ngân hàng sẽ tính lãi trên số tiền đã sử dụng, không tính tổng hạn mức cấp hay số tiền còn thiếu.

Ví dụ: Chu kỳ thanh toán của một thẻ tín dụng là từ ngày 01 đến ngày 30. Hạn thanh toán đến ngày 15 tháng sau, lãi suất là 25%/năm. Trong 30 ngày đã có các giao dịch như sau:

  • Ngày 10/3 thanh toán hóa đơn 3 triệu đồng; số dư nợ cuối ngày là 3 triệu đồng
  • Ngày 24/3 thanh toán hóa đơn 5 triệu đồng; số dư nợ là 3 triệu + 5 triệu = 8 triệu đồng
  • Ngày 01/4 trả được 6 triệu đồng, số dư nợ là 8 triệu – 6 triệu = 2 triệu đồng

Nếu đến ngày 15/4 không trả đủ 2 triệu đồng còn lại, lãi suất sẽ tính như sau:

  • Số dư nợ từ ngày 10/3 đến 23/3, lãi = 3 triệu đồng * 25%/365 * 14 ngày = 28.767 đồng
  • Số dư nợ từ ngày 24/3 đến 01/4, lãi = 8 triệu đồng * 25%/365 * 8 ngày = 43.836 đồng
  • Số dư nợ từ ngày 01/4 đến 15/4, lãi = 2 triệu đồng * 25%/365 * 15 ngày = 20.548 đồng

Tổng số lãi suất phải trả cho tháng vừa rồi là 93.151 đồng. Số nợ 2 triệu đồng (số dư nợ cuối cùng) sẽ tiếp tục tính lãi suất cho đến khi trả.

Tuy nhiên, nếu trả hết số nợ trước ngày 15/4, sẽ không phải trả thêm lãi suất.

Ngân hàng nào có lãi suất thẻ tín dụng thấp?

Lãi suất thẻ tín dụng thường dao động từ 20%/năm trở lên, tùy thuộc vào từng ngân hàng và hạn mức thẻ. Nhưng để biết ngân hàng nào đang phát hành thẻ tín dụng với lãi suất thấp nhất, hãy tham khảo bảng lãi suất dưới đây:

Ngân hàng Mức lãi suất/tháng (%)
ACB 1% – 1.5%
BIDV 1% – 1.5%
SHB 1% – 1.5%
Vietinbank 1% – 1.5%
HSBC 2.15% – 2.6%
Shinhan Bank 2.15% – 2.6%
Standard Chartered 2.15% – 2.6%
Citibank 2.15% – 2.6%

Từ bảng lãi suất trên, có thể thấy một số ngân hàng có lãi suất thấp nhất là ACB, BIDV, SHB, Vietinbank, với mức lãi suất dao động từ 1% – 1.5% mỗi năm. Trái lại, HSBC, Shinhan Bank, Standard Chartered, Citibank… có mức lãi suất cao từ 2.15% – 2.6% mỗi năm.

Cách tránh bị tính lãi suất thẻ tín dụng

Mở thẻ tín dụng với lãi suất thấp

Khi đăng ký thẻ tín dụng, hãy chọn dòng thẻ có lãi suất thấp để tránh trường hợp cần trả lãi suất cao khi quá hạn thanh toán.

Thanh toán đúng hạn

Thanh toán đúng hạn là cách tốt nhất để tránh phải trả lãi suất. Hãy kiểm tra sao kê ngân hàng, thời gian thanh toán và thông báo từ email hoặc tin nhắn để không quên thanh toán thẻ tín dụng.

Trong trường hợp không thể thanh toán toàn bộ nợ, hãy chia thành nhiều đợt thanh toán sớm nhất để giảm thiểu lãi suất.

Bạn có thể sử dụng thẻ trích nợ tự động để ngân hàng trích tiền từ tài khoản theo quy định để trả nợ tín dụng.

Hạn chế rút tiền mặt

Hạn chế rút tiền mặt từ thẻ tín dụng khi không thực sự cần. Việc rút nhiều tiền mặt sẽ phải trả nhiều lãi suất không cần thiết.

Hy vọng với thông tin trên, bạn đã tìm được ngân hàng phát hành thẻ tín dụng với lãi suất thấp nhất hiện nay và có thể tránh tình trạng bị tính lãi suất không mong muốn. Hãy là người tiêu dùng thông minh bằng cách tận dụng lợi ích từ thẻ tín dụng.

You May Also Like

About the Author: Nguyễn Thế Hoàng

Là một người đam mê tìm hiểu về kinh doanh, tài chính, ngân hàng, chuyên hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp về các thủ tục pháp lý, cách thành lập công ty, làm báo cáo thuế, bảo hiểm.