Lịch Sử 8 Bài 19 – Nhật Bản giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới đã xảy ra nhiều biến động trong kinh tế và chính trị. Nền kinh tế phát triển không ổn định, các cuộc khủng hoảng lớn nổ ra, chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ đã khiến Nhật Bản trở thành chảo lửa chiến tranh của châu Á. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới dưới đây của Bankstore

BÀI 19 LỊCH SỬ 8 NHẬT BẢN GIỮA 2 CUỘC CTTG 1918-1939


NHẬT BẢN GIỮA 2 CUỘC CTTG 1918-1939

Đăng ký kênh :http://bit.ly/Sodotuduysu

Học lịch sử theo sơ đồ tư duy có kết hợp tranh ảnh miêu tả chân thực .Đặc biệt mà ở đó các em sẽ được tiếp cận những kiến thức lịch sử theo sơ đồ tư duy một cách ngắn gọn,dễ hiểu và có sự kết hợp với âm nhạc với chất liệu kích thích sóng não học tập và giải trí thật vui tai, ngộ nghĩnh và đầy sáng tạo. Thầy mong được cùng với các em vừa học hiểu bài, vừa thấy thật vui thích và hứng khởi học lịch sử nhé. Trongquá trình biên soạn còn nhiều sai sót mong được mọi người góp ý để bài sau hoàn thiện hơn

Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới – Những năm đầu 1918 – 1923

Là nước thu lợi từ chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 1914 – 1918 nền kinh tế Nhật Bản có những chuyển biến tích cực, là giai đoạn phát triển nhất của Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

Về kinh tế

Có thể thấy, Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, cụ thể là trong những năm đầu sau chiến tranh 1918 – 1923 có những nét nổi bật về kinh tế như sau:

Công nghiệp: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), Nhật Bản có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp:

  • Nhật Bản không bị chiến tranh tàn phá như nhiều nước châu Âu khác.
  • Lợi dụng các nước châu Âu đang có chiến tranh, Nhật tranh thủ sản xuất xuất khẩu hàng hóa.
  • Sản xuất công nghiệp của Nhật tăng trưởng nhanh chóng.
Xem Thêm  Nguyên nhân - Diễn biến - Kết quả và Giá trị lịch sử của Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

Biểu hiện là từ những năm 1914 – 1919, sản lượng công nghiệp Nhật tăng gấp 5 lần, tổng giá trị xuất khẩu gấp 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần. Năm 1920 – 1921 Nhật Bản lâm vào khủng hoảng:

  • Sự tồn tại của tàn dư phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, giá cả lương thực, thực phẩm vô cùng đắt đỏ.
  • Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng là do dân số tăng quá nhanh, thiếu nguyên liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ, sự mất cân đối giữa nền công nghiệp và nông nghiệp, đặc biệt là do trận động đất năm 1923 ở Tokyo.

Về xã hội

Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, cụ thể trong những năm đầu sau chiến tranh 1918 – 1923 có những nét nổi bật về xã hội như:

Đời sống của người lao động được cải thiện nhưng không đáng kể, người dân vẫn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, đói nghèo. Các phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân bùng nổ:

  • Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh đánh chiếm kho gạo của quần chúng nhân dân năm 1918 hay còn gọi là cuộc “bạo động lúa gạo”, phong trào này đã thu hút 10 triệu người tham gia.
  • Phong trào bãi công của công nhân diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng; trên cơ sở đó vào tháng 7/1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập để lãnh.

Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới – Những năm 1924 – 1929

Nhật Bản cùng với Mỹ là hai nước được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng khác với sự phát triển phồn vinh của Mỹ trong suốt thập kỷ 20 của thế kỷ XX, thì giai đoạn này nền kinh tế Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn. Nhìn chung, Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, cụ thể là những năm 1924 – 1929 có những nét nổi bật sau:

Về Kinh tế

Từ 1924 – 1929 kinh tế Nhật phát triển không ổn định:

  • Năm 1926, sản lượng công nghiệp của Nhật Bản phục hồi và vượt mức trước chiến tranh.
  • Năm 1927, Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính làm 30 ngân hàng ở Tokyo bị phá sản. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến giới kinh doanh và toàn thể nhân dân Nhật Bản mất lòng tin vào chính phủ, chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế Nhật Bản

Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng:

  • Nghèo nhiên liệu, nguyên liệu sản xuất
  • Tỷ lệ người thất nghiệp quá cao (1 triệu người thất nghiệp vào năm 1928)
  • Nông dân bị bần cùng hóa, giá cả tăng cao dẫn đến sức mua kém càng làm cho thị trường trong nước bị thu hẹp.
Xem Thêm  Nước Việt Nam thời tam quốc: Tình hình - Bối cảnh và Bản đờ

Mỹ và Nhật Bản đều là nước thu được nhiều lợi ích từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, không chịu nhiều tổn thất sau chiến tranh mà ngược lại, đều tận dụng tốt thời cơ để thu lợi. Tuy nhiên, nếu Mỹ phát triển phồn vinh và ổn định trong suốt thập kỷ 20 của thế kỷ XX thì nền kinh tế Nhật phát triển bấp bênh, không ổn định, chỉ phát triển trong một thời gian ngắn rồi lâm vào khủng hoảng.

Nguyên nhân của sự khác biệt này là do Mỹ chú trọng cải tiến kỹ thuật – công nghệ, đổi mới quản lý sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, nguồn vốn lớn, nguyên liệu dồi dào. Nhật bản do sự khan hiếm về nguyên liệu, nhiên liệu nên phải nhập khẩu quá mức, giá thành hàng hóa cao, sức cạnh tranh yếu; công nghiệp không được cải thiện, nông nghiệp trì trệ, sức mua của người dân thấp.

Như vậy, Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, cụ thể là giai đoạn 1924 – 1929 trải qua nhiều khủng hoảng về kinh tế.

Về chính trị, xã hội

Trong những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, Nhật đã thi hành một số cải cách chính trị:

  • Ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới, thực hiện cắt giảm ngân sách quốc phòng.
  • Giảm bớt sự căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc khác

Những năm cuối thập niên 20 của thế kỷ XX, chính phủ Ta-na-ca đã thực hiện những chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến:

  • Chủ trương dùng vũ lực để bành trướng ra bên ngoài nhằm giải quyết khó khăn, đàn áp các phong trào trong nước
  • Cùng với việc quân sự hóa đất nước, vào năm 1927, chính phủ Ta-na-ca vạch kế hoạch chiến tranh toàn cầu, hai lần xâm lược Sơn Đông – Trung Quốc song đều thất bại.

nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới và hình ảnh minh họa

Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới – Những năm 1929 – 1933

Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới – Cụ thể trong giai đoạn 1929 – 1933 có nhiều nét nổi bật. Từ năm 1929, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng hoảng, để giải quyết vấn đề này chính phủ Nhật Bản đã thực hiện quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước và chiến tranh xâm lược, bành trướng thế lực; điều này đã làm cho quần chúng nhân dân vô cùng phẫn nộ.

Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật Bản

Khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 1929 – 1933 làm kinh tế Nhật bị ảnh hưởng trầm trọng, nhất là trong sản xuất nông nghiệp do lệ thuộc quá nhiều vào thị trường bên ngoài.

Xem Thêm  Khái niệm - Bản chất - Chức năng và Nhiệm vụ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Biểu hiện của sự khủng hoảng giai đoạn 1929 -1933 ở Nhật Bản

  • Sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%
  • Sản lượng nông nghiệp giảm 1,7 %
  • Ngoại thương giảm 80%
  • Đồng yên sụt giá trầm trọng
  • Mâu thuẫn xã hội lên đỉnh điểm, những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động bùng nổ quyết liệt.

Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

Để giải quyết khó khăn về việc thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thị trường tiêu thụ, đưa Nhật Bản thoát khỏi khủng hoảng, chính phủ Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, thực hiện chiến tranh xâm lược.

Quá trình quân phiệt hóa: do có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng nên quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước được diễn ra thông qua sự chuyển đổi bộ máy nhà nước từ nền dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. Quá trình này kéo dài trong những năm 30 của thế kỷ XX. Từ năm 1937, giới cầm quyền Nhật đã chấm dứt cuộc đấu tranh nội bộ, tập trung vào quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

Song song với quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa:

  • Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.
  • Trong giai đoạn này, Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á.

Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản

Trong những năm 30 của thế kỉ XIX, các cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi:

  • Lãnh đạo: Đảng cộng sản Nhật
  • Hình thức đấu tranh: các cuộc biểu tình, bãi công liên tục nổ ra, Mặt trận nhân dân được thành lập
  • Mục đích: làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật Bản.

Trên đây là bài viết Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Nếu có thắc mắc về các vấn đề liên quan đến bài học Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới thì đừng quên để lại nhận xét để cùng Bankstore tìm hiểu thêm nhé. Chúc bạn học tập hiệu quả!

Xem thêm:

  • Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới – Lịch sử 8
  • Những hạn chế của cách mạng tư sản Pháp – Lịch sử 8
  • Những cuộc Cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử thế giới

 

You May Also Like

About the Author: Nguyễn Thế Hoàng

Là một người đam mê tìm hiểu về kinh doanh, tài chính, ngân hàng, chuyên hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp về các thủ tục pháp lý, cách thành lập công ty, làm báo cáo thuế, bảo hiểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *