Hạ đường huyết là gì? TẤT TẦN TẬT thông tin về bệnh hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng thường gặp trong cuộc sống nhưng là biến chứng nguy hiểm không phân biệt lứa tuổi và giới tính. Vậy hạ đường huyết là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và biểu hiện, cách điều trị hạ đường huyết? Tác hại của hạ đường huyết là gì?… Nội dung bài viết dưới đây của Bankstore.vn sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về chủ đề bệnh hạ đường huyết là gì, cùng tìm hiểu nhé!.

Làm gì khi có dấu hiệu hạ đường huyết?


Bủn rủn chân tay, vã mồ hôi, hoa mắt, đói, mệt… là những dấu hiệu đầu tiên của hạ đường huyết. Video sau sẽ hướng dẫn bạn cách xử trí các triệu chứng tụt đường huyết này, xem ngay!

Theo GS Thái Hồng Quang – Chủ tịch hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, thường khi hạ đường huyết, người bệnh sẽ thấy ngay triệu chứng vã mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, hoa mắt, chóng mặt, cồn cào trong ruột. Nếu phát hiện các triệu chứng này thì xử trí rất đơn giản như tôi nói, ngậm 1 cái kẹo, ăn 1 cái kẹo ngọt hoặc uống một cốc nước đường là được. Sau đó hôm sau, hoặc có điều kiện thì có thể đến bác sĩ ngay để xem có cần điều chỉnh liều thuốc đang dùng không.

#chuyengiatuvanbenhtieuduong #dauhieuhaduonghuyet #cachxutrihaduonghuyet

➤ Đăng ký kênh để cập nhật nhiều thông tin bổ ích: https://bit.ly/2AFHUz8

——————————————————-

Chuyên trang thông tin về bệnh tiểu đường, biến chứng tiểu đường

♥ Tổng đài tư vấn: 0962.326.300 – 0936.057.996

★ Facebook: https://www.facebook.com/tribienchung…

♥ Website: https://bienchungdaithaoduong.com

Hạ đường huyết là bệnh gì?

  • Hạ đường huyết là khi lượng đường trong máu hạ thấp xuống dưới 3,9 mmol/l (đường máu trung bình nằm trong khoảng 3,9- 6,4 mmol/l). Tình trạng này khiến cho cơ thể bị thiếu hụt lượng glucose cần thiết cho chuyển hóa, gây nên các rối loạn cho cơ thể.
  • Tình trạng hạ đường huyết thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân thường do người bệnh ăn uống kiêng khem quá mức, dẫn đến không cung cấp đủ lượng glucose cần thiết để cơ thể chuyển hóa tạo năng lượng. Tình trạng này gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Hạ đường huyết là gì? Đây còn là tình trạng xảy ra ở những bệnh nhân điều trị bằng insulin hoặc sulfonylurea với liều lượng không thích hợp, do tác dụng phụ của các thuốc uống điều trị đái tháo đường. Tuy nhiên, hạ đường huyết cũng có thể do các nguyên nhân khác ngoài đái tháo đường gây nên. Do đó, nên tìm nguyên nhân khiến cho người bệnh bị hạ đường huyết để có hướng xử trí tốt nhất.

tìm hiểu bệnh hạ đường huyết là gì

Tìm hiểu bệnh hạ đường huyết là gì?

Các nguyên nhân gây hạ đường huyết là gì?

Nguyên nhân gây hạ đường huyết là gì? Một số nguyên nhân dưới đây lí giải về chứng bệnh này.

  • Nguyên nhân do đái tháo đường: Đái tháo đường không trực tiếp gây hạ đường huyết nhưng quá trình điều trị bệnh đái tháo đường có thể khiến bệnh nhân bị tụt đường huyết
  • Dùng liều insulin quá mức cần thiết: Bệnh nhân bị đái tháo đường thường do sự sản xuất insulin không đủ ( đái tháo đường typ I) hoặc do sự đáp ứng của cơ thể với insulin kém. Điều này thường gây tăng đường máu. Để giải quyết tình trạng này, một số bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm insulin thay thế insulin ngoại sinh. Việc chỉ định insulin thường là theo phương pháp “dò liều” để tìm ra liều lượng thích hợp cho mỗi bệnh nhân. Chỉ định không chuẩn xác hoặc bệnh nhân không tuân thủ liều điều trị dẫn đến quá liều insulin gây ra hiện tượng tụt đường huyết.
  • Do tác dụng phụ của thuốc uống: Các thuốc thuộc nhóm Sulfunylurea (diamicron, amaryl..), nhóm Biguanide (metformin) đều có tác dụng phụ gây hạ đường huyết đột ngột.
  • Chế độ dinh dưỡng: Người bị bệnh đái tháo đường thường phải ăn uống hạn chế tinh bột và đường. Tuy nhiên, có những bệnh nhân hạn chế quá mức khiến cho lượng đường cung cấp cho cơ thể từ thức ăn không đủ. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây tụt đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường.
  • Các nguyên nhân không phải đái tháo đường:
    • Thuốc: Uống nhầm thuốc dành cho người đái tháo đường, sử dụng các thuốc có tác dụng phụ làm hạ đường huyết. Một số thuốc cần lưu ý: aspirin, quinin…
    • Sử dụng quá nhiều bia rượu: Thông thường, glucose được dự trữ trong gan dưới dạng glycogen và sẽ chuyển hóa thành glucose để cung cấp cho cơ thể khi cần thiết. Uống quá nhiều rượu gây tình trạng hủy hoại tế bào gan, glycogen dự trữ không đủ. Một yếu tố khác là uống quá nhiều rượu sẽ gây giảm hấp thu ở dạ dày, người bệnh cũng rất hay bị hạ đường huyết.
    • Các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan cũng có thể gây hạ đường huyết do tế bào gan bị hủy hoại.
    • Các rối loạn tâm-thần kinh: Khiến người bệnh không chịu ăn uống. Bệnh nhân cơ thế yếu, ăn uống kém, lười ăn.
    • Khối u: Khối u ở tuyến tụy gây tăng tiết insulin, từ đó gây hạ đường huyết.
    • Rối loạn nội tiết: Một số rối loạn ở tuyến thượng thận và tuyến yên gây thiếu hoocmon điều tiết glucose.
Xem Thêm  Khái niệm về CV là gì? Tại sao xin việc lại cần CV và Những nội dung cần có trong CV

Triệu chứng, biểu hiện của hạ đường huyết

Những biểu hiện của hạ đường huyết là gì? Dưới đây là những triệu chứng thường gặp ở bệnh hạ đường huyết.

  • Những triệu chứng sớm: Run rẩy, đổ mồ hôi lạnh, đau đầu chóng mặt, đói cồn cào, người mệt mỏi.
  • Rối loạn giấc ngủ: Cơn hạ đường huyết xảy ra vào ban đêm khiến cho người bệnh đổ mồ hôi, gặp ác mộng, trằn trọc, cảm giác mệt mỏi, không tỉnh táo khi thức dậy.
  • Rối loạn cảm xúc: Lo lắng, tức giận là dấu hiệu thường gặp. Nguyên nhân do khi lượng đường trong máu giảm, tuyến thượng thận tăng tiết adrenalin báo hiệu cho gan chuyển hóa glycogen thành glucose. Lượng adrenalin tăng lên đột ngột khiến người bệnh căng thẳng, lo lắng.
  • Chứng nói lắp: Nguyên nhân do não thiếu oxy khiến người bệnh nói lắp nhưng không nhận ra.
  • Một số dấu hiệu thần kinh: co giật, động kinh, tổn thương thần kinh, có những biểu hiện kích động…
  • Một số dấu hiệu tiêu hóa: Đau nóng vùng bụng, đau dạ dày, đau vùng thượng vị…
  • Một số dấu hiệu tim mạch: Nhịp tim nhanh, đau thắt ngực.

Đây là những dấu hiệu ban đầu của hạ đường huyết. Giai đoạn sau, nếu bệnh nhân không được xử trí kịp thời sẽ rơi vào hôn mê, dần dẫn đến tử vong.

những biểu hiện của bệnh hạ đường huyết là gì

Đau đầu chóng mặt và mệt mỏi là một trong những dấu hiệu của hạ đường huyết

Tìm hiểu về bệnh học hạ đường huyết

Cơ thể hấp thu đường qua đồ ăn, thức uống chứa đường và chứa nhiều tinh bột như cơm, bánh mì, khoai… Đường có vai trò rất quan trọng trong chuyển hóa, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Lượng đường trong cơ thể được điều tiết chủ yếu nhờ hoocmon insulin và glucagon. Insulin làm hạ đường máu, glucagon có tác dụng tăng đường máu. Hạ đường huyết ít phổ biến ở người lớn và trẻ em hơn 10 tuổi.

Tình trạng hạ đường huyết ở trẻ em

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì tình trạng hạ đường huyết bệnh học biểu hiện như sau.

  • Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh: Là tình trạng trẻ sơ sinh có lượng đường máu < 2.6 mmol/l thường gặp thoáng qua trong giai đoạn đầu sau sinh. Tuy nhiên, nếu hạ đường huyết kéo dài sẽ khiến não bộ của bé bị tổn thương, để lại di chứng sau này. Các nguyên nhân gây hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh có thể gặp như: nguyên nhân do mẹ ( mẹ bị đái tháo đường typ I, II hoặc đái tháo đường thai kỳ), do bé ( bé sinh non, cân nặng thấp so với tuổi thai, nuôi dưỡng không đầy đủ).
  • Hạ đường huyết ở trẻ nhỏ: Hạ đường huyết ở trẻ nhỏ thường do các nguyên nhân trẻ không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, trẻ mắc các bênh về tiêu hóa, giảm hấp thu, các bệnh về rối loạn nội tiết… Dấu hiệu khi trẻ bị hạ đường huyết ban đầu trẻ lờ đờ, mệt mỏi, chân tay run rẩy. Giai đoạn sau trẻ dễ bị kích động, có thể bị những cơn co giật, sau cùng là rơi vào hôn mê và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tình trạng hạ đường huyết ở người trưởng thành

  • Hạ đường huyết ở người bình thường: Ở người trưởng thành, lượng đường máu tối ưu nằm trong khoảng 3,9- 6,4 mmol/l. Nhu cầu về đường của người trưởng thành cũng rất lớn do quá trình chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ để cung cấp năng lượng cho hoạt động thể lực và trí óc. Triệu chứng hạ đường huyết thường biểu hiện rõ rêt và dễ khắc phục hơn.
  • Hạ đường huyết ở phụ nữ có thai: Hạ đường huyết khi mang thai cần lưu ý gì? Phụ nữ mang thai có khả năng bị hạ đường huyết cao hơn bình thường. Nguyên nhân có thể do mẹ gầy yếu, sức khỏe kém, ăn uống kém, phụ nữ có tiền sử thiếu máu. Các dấu hiệu thường gặp là: mệt mỏi, run chân tay, vã mồ hôi lạnh, mặt tái. Khi xuất hiện những dấu hiệu này, mẹ cần phải đi khám ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và sự sinh trưởng, phát triển của bé.
Xem Thêm  Tìm hiểu về ô nhiễm là gì? Cách loại ô nhiễm - Tác hại và Biện pháp giảm ô nhiễm

tình trạng hạ đường huyết là gì ở phụ nữ mang thai

Xét nghiệm hạ đường huyết ở phụ nữ mang thai

Chẩn đoán bệnh hạ đường huyết như nào?

Chẩn đoán xác định hạ đường huyết

Hạ đường huyết thường dựa vào dấu hiệu lâm sàng và chỉ số cận lâm sàng. Thông thường, triệu chứng lâm sàng của hạ đường máu khá rõ ràng. Nên khi bệnh nhân có các triệu chứng cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tại đây, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm lượng đường trong máu.

Chẩn đoán phân biệt hạ đường huyết

  • Tụt huyết áp: Hạ đường huyết và tụt huyết áp thường có triệu chứng gần giống nhau. Tuy nhiên, về bản chất, 2 triệu chứng này hoàn toàn khác nhau. Hạ đường huyết thường liên quan đến quá trình chuyển hóa, hạ huyết áp thường do nguyên nhân từ bệnh lý tim mạch. Ngoài các triệu chứng chung như mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, toát mồ hôi nhiều, người lạnh, hạ huyết áp thường có đau đầu nhiều, choáng váng. Còn hạ đường huyết, bệnh nhân sẽ cảm thấy cồn cào, đói bụng nhiều hơn.
  • Hạ canxi máu: Hạ canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong máu thấp hơn mức cho phép.Khởi đầu bằng triệu chứng tê lưỡi, tê các đầu ngón tay, ngón chân, sau đó co rút cơ. Một dấu hiệu điển hình để phân biệt hạ đường huyết và hạ canxi máu là hạ canxi máu có triệu chứng “ bàn tay đỡ đẻ”. Cơ ngón tay bị co rút, không xòe ra được. Xét nghiệm thấy chỉ số canxi trong máu cao hơn mức bình thường.

Cách điều trị hạ đường huyết

  • Xử trí bệnh nhân hạ đường huyết tại nhà: Cách hạ đường huyết nhanh tại nhà như nào? Cách xử trí nhanh và hiệu quả nhất là nhanh chóng bổ sung đường cho cơ thể. Trường hợp bị nhẹ, có thể cho người bệnh uống nước đường, ăn kẹo, uống sữa hoặc nước trái cây. Sau đó 10- 15 phút kiểm tra thấy bệnh nhân chưa đỡ thì bổ sung lượt tiếp theo. Ngừng ngay các thuốc nghi ngờ làm hạ đường huyết ở bệnh nhân. Nếu người bệnh không đỡ mà các dấu hiệu xấu đi, cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Một số loại thuốc: Trong trường hợp bệnh nhân hạ đường huyết nặng, rơi vào hôn mê, cần có xử trí kịp thời. Có thể dùng dung dịch glucose truyền tĩnh mạch hoặc tiêm tĩnh mạch bằng dung dịch ưu trương. Glucagon cũng có thể được tiêm khi bệnh nhân bị hạ đường huyết rơi vào hôn mê.

hạ đường huyết là gì và các loại thuốc điều trị

Các loại thuốc điều trị bệnh hạ đường huyết

Dự phòng và cách phòng bệnh hạ đường huyết

Hạ đường huyết nên làm gì để phòng tránh? Dưới đây là một lời khuyên từ các chuyên gia y tế dành cho bạn.

Khi bị hạ đường huyết nên ăn gì?

Ăn gì để không bị hạ đường huyết cũng như khi hạ đường huyết nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Cần ăn uống khoa học, sử dụng những thực phẩm có thể cung cấp cho cơ thể lượng đường ổn định.
  • Đảm bảo dinh dưỡng các bữa ăn đủ lượng carbonhydrad cần thiết. Ngũ cốc nguyên hạt, sữa, nước ép hoa quả… được khuyên dùng do ngoài nguồn năng lượng được cung cấp còn có các vitamin và khoáng chất khác.
  • Trường hợp bị hạ đường huyết đột ngột, cần có bữa nhẹ bổ sung ngay lập tức. Có thể dùng đường, nước đường, sữa, kẹo ngậm để kịp thời bổ sung.
  • Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường cần theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết của bản thân, tuyệt đối tuân thủ điều trị từ bác sỹ. Báo lại ngay với bác sỹ nếu quá trình dùng thuốc có vấn đề.

Các loại thực phẩm tránh hạ đường huyết

Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể mà bạn nên tham khảo để đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày.

  • Các loại cá.
  • Rau lá xanh.
  • Quế thơm.
  • Các món trứng.
  • Hạt chia, hạt lanh.
  • Tinh bột nghệ.
  • Sữa chua không đường.
  • Các loại quả hạch: óc chó, hạnh nhân, macca…
  • Bông cải xanh.
  • Dầu ô liu nguyên chất.

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng phổ biến và ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Chính bởi thế mà có rất nhiều thắc mắc liên quan đến chứng bệnh này bên cạnh khái niệm hạ đường huyết là gì. Hãy cùng nghiên cứu chi tiết hơn về chứng bệnh này nhé.

Xem Thêm  Chất và Vật thể có ở đâu? Tính chất của chất là gì?

Bệnh hạ đường huyết uống gì thì tốt?

Bệnh hạ đường huyết nên ăn nhẹ như dùng cháo loãng, súp, hay uống một cốc nước đường (200ml), các loại nước trái cây hoa quả.

Cách hạ đường huyết nhanh tại nhà là gì?

Bí quyết hạ đường huyết là gì? Một số cách hạ đường huyết nhanh tại nhà sẽ rất hữu ích cho bạn:

  • Uống ngay một cốc nước hoa quả hay nước đường, ăn một chút thức ăn.
  • Báo ngay tình trạng của bệnh cho bác sĩ chuyên khoa điều trị hoặc y tá.
  • Thông báo ngay cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp khi có những dấu hiệu của bệnh.
  • Lúc nào cũng mang bên mình một ít đồ ăn vặt, bánh kẹo…
  • Nếu tình trạng hạ đường huyết của bạn đã trở nên trầm trọng thì cần sử dụng ngay thuốc đã được bác sĩ kê đơn.

hạ đường huyết là gì và cách chữa nhanh tại nhà

Uống ngay một cốc nước đường hoặc nước sinh tố là cách chữa nhanh hạ đường huyết

Cần làm gì khi bị hạ đường huyết đột ngột?

Cũng như cách để hạ đường huyết nhanh được đề cập bên trên, bạn cần lưu ý như sau:

  • Nghỉ ngơi tại chỗ, bổ sung ngay đồ ăn nước uống.
  • Tái khám ngay nếu các triệu chứng của bệnh trở nên nặng hơn.

Hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Hạ đường huyết có nguy hiểm hay không là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Đa số mọi người đều lo lắng về vấn đề chỉ số đường huyết tăng mà thường chủ quan với hạ đường huyết. Tuy nhiên, hạ đường huyết thường gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Khởi đầu với những triệu chứng đơn giản nên người bênh thường bỏ qua. Nếu để chuyển sang giai đoạn có những triệu chứng nặng hơn, người bệnh có thể có những cơn co giật và rơi vào hôn mê. Sau giai đoạn này, kể cả khi bệnh nhân được điều trị tích cực nhưng vẫn sẽ để lại các di chứng do thiếu máu não quá lâu như thường xuyên đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, tinh thần. Nếu tổn thương não nặng hơn, người bệnh có thể phải sống thực vật. Điều đó làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Hạ đường huyết có phải bị tiểu đường?

Hạ đường huyết chỉ là điều kiện cần của bệnh tiểu đường. Như vậy, người bị bệnh tiểu đường sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu của hạ đường huyết. Tuy nhiên, tình trạng bị hạ đường huyết thông thường không hẳn là bị bệnh tiểu đường. Các trường hợp làm việc quá sức, ăn uống thiếu chất, dinh dưỡng kém hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể khiến bạn bị hạ đường huyết thông thường.

hạ đường huyết là gì và phân biệt với hạ huyết áp

Hạ đường huyết có thể kèm theo triệu chứng hạ huyết áp

Cách xử lý khi hạ đường huyết và tụt huyết áp

Các triệu chứng của bệnh hạ đường huyết thường đi kèm với tình trạng tụt huyết áp. Cách xử lý hoặc phòng tránh là người bệnh nên uống một cốc nước đường, hoặc bổ sung ngay bánh kẹo ngọt, nước trái cây.

Các loại thuốc hạ đường huyết phổ biến hiện nay

  • Thuốc thuộc nhóm Sulfonylurea.
  • Thuốc thuộc nhóm Biguanide.
  • Thuốc ức chế men DPP-4.

Hạ canxi đường huyết có phải là hạ đường huyết?

Nhiều người vẫn nhầm lẫn về hai tình trạng hạ đường huyết hay hạ canxi đường huyết (hạ đường máu). Hai chứng bệnh này có một số triệu chứng giống nhau, tuy nhiên hạ canxi máu liên quan đến nồng độ canxi trong máu của cơ thể.

Hạ đường huyết là một triệu chứng có thể khắc phục nhanh chóng bằng các cách xử trí đúng và đủ. Nếu để lâu, triệu chứng hạ đường huyết có thể dẫn tới hôn mê, thậm chí tử vong rất nguy hiểm với người bệnh. Chính vì thế việc nắm được khái niệm hạ đường huyết là gì, nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng điển hình cũng như cách điều trị hạ huyết áp là rất quan trọng với bệnh nhân.

Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây, hi vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về chủ đề bệnh hạ đường huyết là gì. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, đừng quên để lại câu hỏi để bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi hỗ trợ thêm nhé!.

You May Also Like

About the Author: Nguyễn Thế Hoàng

Là một người đam mê tìm hiểu về kinh doanh, tài chính, ngân hàng, chuyên hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp về các thủ tục pháp lý, cách thành lập công ty, làm báo cáo thuế, bảo hiểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *