Chuyên gia phân tích thực trạng và xu hướng chuyển đổi số

1. Đánh giá thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam

Để có cái nhìn chính xác và thấu đáo về chuyển đổi số doanh nghiệp Việt Nam, các nhà lãnh đạo cần chú ý một số điểm nổi bật như được nhắc đến sau đây.

1.1. Điểm mạnh

Việt Nam hiện nay đang đứng trước những cơ hội rất lớn để bứt phá trong cuộc đua công nghệ để cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới bao gồm:

Nâng cao nội tại doanh nghiệp: Đã có sự gia tăng trong nhận thức của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đối với tầm quan trọng của chuyển đổi số; đa dạng trong các kênh bán hàng, tiếp thị; khả năng kết nối thông tin và áp dụng công nghệ đã được nâng cao,…
Hỗ trợ từ yếu tố bên ngoài: Các chương trình và chiến lược chuyển đổi số của Chính phủ hỗ trợ tạo nên môi trường chuyển đổi số cho các tổ chức. Thêm vào đó là hành vi tiêu dùng của người Việt đang chuyển biến tích cực và sự phục hồi của các chuỗi cung ứng trên toàn cầu hậu Covid-19, …

1.2. Điểm yếu

Bên cạnh đó, các tổ chức hiện nay cũng đang đối mặt với một số thiếu sót, làm ngăn cản việc chuyển đổi số toàn diện tại Việt Nam. Bao gồm một số điểm như sau:

Các yếu tố như năng lực quản trị nội bộ, cơ cấu tổ chức thiếu sự chuẩn hoá dẫn đến thiếu đồng bộ khi triển khai chuyển đổi số;
Mức độ hiểu biết về phân tích dữ liệu, quản lý rủi ro & an ninh mạng còn ở mức thấp;
Nguồn nhân lực và các tài nguyên khác để phục vụ việc chuyển đổi số còn thiếu hụt và ít khả năng liên kết.

thách thức bảo mật trong chuyển đổi số

1.3. Các thách thức và rào cản

Trong quá trình thực hiện khảo sát với các doanh nghiệp Việt Nam ở các quy mô và lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế, có thể nhận thấy một số thách thức chuyển đổi số ở Việt Nam bao gồm khó khăn về nguồn tài chính phục vụ chuyển đổi số, khó khăn trong thay đổi văn hoá tổ chức, khó khăn về năng lực triển khai và khó khăn về các giải pháp chuyển đổi số.

Khó khăn về nguồn tài chính doanh nghiệp: Chi phí cho chuyển đổi số tổng thể sẽ cao hơn các chi phí khác nói chung và lợi ích của chuyển đổi số cũng chưa thể đo được trong ngắn hạn.

Khó khăn về thay đổi văn hoá tổ chức: Chuyển đổi số dẫn đến sự thay đổi hoàn toàn về vai trò, phòng ban hoặc thậm chí tái cơ cấu lại tổ chức, văn hoá doanh nghiệp theo một hướng mới.

Khó khăn về năng lực triển khai: Nguồn nhân lực triển khai chuyển đổi số của các doanh nghiệp hiện nay là chưa cao và chưa đáp ứng được sự đổi mới liên tục của công nghệ

Khó khăn về các giải pháp chuyển đổi số: Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chưa được cung cấp đủ thông tin để đưa ra một lộ trình chuyển đổi số một cách xuyên suốt, dài hơi và phù hợp với doanh nghiệp.

thách thức chuyển đổi số Thách thức và rào cản của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc chuyển đổi số[/caption]

2. Xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Dưới góc độ chính phủ, Nhà nước đã xác định việc chuyển đổi số sẽ là động lực phát triển chính của nền kinh tế. Qua đó tạo ra tiền đề để Việt Nam bứt phá đến với mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao.

Cụ thể hơn, một chiến lược thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở phạm vi “toàn quốc, toàn dân và toàn diện” sẽ được triển khai vào năm 2022 nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Các xu hướng chuyển đổi số trong thời gian tới như sau:

Mô hình làm việc kết hợp (Hybrid working model): Là mô hình làm việc trong đó nhân viên có không hoàn toàn làm việc ở văn phòng mà được làm việc ở ngoài thông qua internet. Mô hình này mang lại sự thoải mái cho nhân viên, giảm tới 30% chi phí vận hành cho doanh nghiệp (7) và phẳng hoá các thách thức về địa lý trước đây.
Nền tảng dữ liệu khách hàng (Customer Data Platform): Nền tảng này thu thập và tổng hợp thông tin khách hàng từ nhiều nguồn sau đó phân tích và vẽ lên hồ sơ 360 độ của khách hàng. CDP gia tăng tổng thể về chăm sóc khách hàng (CX) của doanh nghiệp bao gồm mở rộng cá nhân hoá, hỗ trợ rõ rệt đối với hoạt động Marketing và tối ưu hành trình mua hàng của khách, …

Nền tảng dữ liệu khách hàng Nền tảng dữ liệu khách hàng

Kiến trúc đa đám mây (Multi Cloud): được hiểu là sử dụng cùng lúc từ hai trở lên các nền tảng điện toán đám mây khác nhau. Đa đám mây có thể cải thiện thời gian hoạt động liên tục của hạ tầng CNTT, tận dụng thế mạnh của các nhà cung cấp nền tảng và tối đa hóa ngân sách đầu tư doanh nghiệp, …
Tự động hóa (Robotics Process Automation): Các quy trình tự động hóa bằng robot góp phần giải phóng nhân lực cho các công việc tạo ra giá trị gia tăng hơn, thúc đẩy năng suất và độ chính xác cao cho thành phẩm.

Nguồn: https://digital.fpt.com.vn/tu-van/thuc-trang-chuyen-doi-so.html

You May Also Like

About the Author: Nguyễn Thế Hoàng

Là một người đam mê tìm hiểu về kinh doanh, tài chính, ngân hàng, chuyên hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp về các thủ tục pháp lý, cách thành lập công ty, làm báo cáo thuế, bảo hiểm.