- Căn bệnh sốt xuất huyết: Khái niệm – Nguyên Nhân – Dấu hiệu – Cách điều trị và Phòng ngừa
- Khái niệm về CV là gì? Tại sao xin việc lại cần CV và Những nội dung cần có trong CV
- Phân tích chi tiết bài thơ Vịnh khoa thi hương của Tú Xương – Ngữ Văn 11
- HƯỚNG DẪN Cách phân tích bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão [HAY NHẤT]
- Anonymous là gì và là ai? Cách thức hoạt động của Anonymous
Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, học sinh được tiếp cận với kiến thức Ôn tập về luận điểm. Vậy luận điểm là gì? Cách soạn bài ôn tập về luận điểm lớp 8 hay nhất?… Hãy cùng Thu Hoài của Dinhnghia.vn tìm hiểu các nội dung trong bài Ôn tập về luận điểm qua bài viết dưới đây nhé!.
Bạn đang xem: Ôn tập về luận điểm: Lý thuyết cơ bản và Cách trình bày
Ngữ Văn Lớp 8 – Bài giảng Ôn tập về luận điểm ngữ văn lớp 8|Cô Lê Hạnh
<iframe width=”1280″ height=”720″ src=”https://www.youtube.com/embed/X28jelJqRfw” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen></iframe>
[Mới năm 2018] Ôn tập về luận điểm ngữ văn lớp 8|chuyên đề rèn kĩ năng làm văn nghị luận
♦Giáo viên: Lê Hạnh
► Khóa học của cô:
Khóa Ngữ Văn lớp 8: https://goo.gl/EG6TX3
Khóa ngữ văn lớp 8 học kì 2: https://goo.gl/3QnRmo
————¤¤¤¤¤¤¤¤————-
♦ Các bạn hãy nhanh tay like và subscribe để nhận được đầy đủ bộ tài liệu quan trọng, các video chữa đề và bài tập chi tiết nhất tại: https://goo.gl/3QnRmo
Hoặc tham khảo thêm:
►Website giúp học tốt: http://giuphoctot.vn/
►Facebook: https://www.facebook.com/giuphoctot.v…
►Hotline: 0965012186
———–¤¤¤¤¤¤¤¤————
‡ “Đam mê- sáng tạo- tự -giác- thành công” .Là giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn cho các học sinh khối THCS, cô Lê Hạnh luôn luôn có ý thức tìm hiểu, vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Với giọng văn truyền cảm, tràn đầy nhiệt huyết, cách trình bày rõ ràng, tư duy khoa học, cô đã, đang và sẽ mang đến cho các thế hệ học trò những bài giảng hay, lôi cuốn, hấp dẫn. Cô luôn đặt ra mục tiêu cụ thể và yêu cầu học sinh nghiêm túc học tập, cố gắng nỗ lực không ngừng, phát huy năng lực sáng tạo, chủ động, năng lực giải quyết vấn đề đặc biệt là năng lực tự học ở các em.
———–¤¤¤¤¤¤¤¤————
Nội dung bài giảng soạn bài Ôn tập về luận điểm
I. Khái niệm luận điểm
1. Luận điểm là:
a, Những quan điểm, tư tưởng, chủ trương cơ bản mà người viết nói hoặc nêu ra trong bài văn nghị luận.
2. Thực hành
a, Trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta Chủ tịch Hồ Chí Minh có nêu những luận điểm:
– Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta nồng nàn, mạnh mẽ.
Xem thêm : Điểm G là gì? Những điều mà không phải ai cũng biết về điểm G
– Tự hào về truyền thống yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ thời xa xưa.
– Những biểu hiện tinh thần yêu nước thời hiện tại (chống Pháp).
– Nhiệm vụ làm cho tinh thần yêu nước trở thành hành động.
b, Những luận điểm được đưa ra đủ để khái quát luận điểm trong bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn. Vì trong bài Lý Công Uẩn nêu đầy đủ hai luận điểm:
+ Lý do cần phải dời đô.
+ Lý do coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
1. a,Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là: Phát huy tinh thần yêu nước (tinh thần truyền thống) trở thành hành động mạnh mẽ.
– Nếu chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra một luận điểm duy nhất ” Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” thì không đủ làm sáng tỏ vấn đề.
b, Trong Chiếu dời đô, nếu Lý Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua không thể đạt được.
– Vì nếu chỉ đưa ra luận điểm các triều đại trước đây nhiều lần thay đổi kinh đô thì vấn đề chính việc dời đô của nước ta không được thể hiện.
2. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết:
– Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
1. Để viết bài tập làm văn theo đề bài: ” Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta phải đổi mới phương pháp học tập” chọn hệ thống luận điểm (1 ) vì:
+ Luận điểm có tính đúng đắn.
+ Các luận điểm rành mạch, rõ ràng, không trùng lặp, tối nghĩa.
+ Được sắp xếp theo trình tự hợp lý
2. Các luận điểm trong bài văn nghị luận cần được liên kết chặt chẽ với nhau, nhưng cũng phải rành mạch, không trùng lặp. Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau để dẫn tới kết luận.
————¤¤¤¤¤¤¤¤————
♥Giuphoctot.vn luôn đồng hành cùng bạn!
Giải thích khái niệm luận điểm là gì?
Luận điểm theo một cách dễ hiểu đó chính là các tư tưởng, quan điểm, lập luận chính của các văn bản nghị luận hoặc vấn đề nghị luận đang được đề cập đến trong văn bản, đoạn văn hay bài văn nghị luận.
Những đặc điểm của luận điểm
Trong bài viết Ôn tập về luận điểm, bạn cần nắm được những đặc điểm của luận điểm dưới đây:
- Luận điểm có thể được đề cập dưới hình thức câu khẳng định, hoặc phủ định.
- Luận điểm luôn được trình bày một cách rõ ràng, sáng tỏ, dễ hiểu và nhất quán.
- Luận điểm thể hiện sự chân thực, sự đúng đắn đồng thời có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế thì mới mang tính thuyết phục.
Một số cách xác định luận điểm
Xác định luận điểm chính là khi mà não bạn phải hoạt động hết công suất để tạo ra được những ý tưởng để xây dựng cấu thành những nội dung bạn cần viết trong bài để bài văn trở nên hoàn chỉnh hơn, mạch lạc, đầy đủ nội dung hơn.
Cách xây dựng luận điểm là một việc khá quan trọng để xây dựng một bài văn. Ví như để xây nhà thì cần phải có nền móng, khung nền vững chắc thì mới an toàn, như con người cần phải có xương sống để dáng người mới có thể thẳng được. Thì bài văn cũng vậy, cần có một nội dung vững chắc, mà đó chính là hệ thống luận điểm – cơ sở của nội dung cấu thành văn bản.
Xem thêm : Phân tích và Cảm nhận bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh [HAY NHẤT]
Để viết một bài văn, đoạn văn về một vấn đề hay một vấn đề nào đó, thì đầu tiên người viết cần phải biết cách xác định các luận điểm cần nêu trong bài. Có một vài cách để có thể xác định đúng đắn được các luận điểm, chẳng hạn như:
- Dựa vào các dữ liệu có sẵn trong đề bài.
- Dựa vào cách đặt các câu hỏi.
- Dựa vào cách thức nghị luận.
Ví dụ về luận điểm và cách xây dựng
Chẳng hạn như đề bài yêu cầu Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của tác giả Tô Hoài. Trong bài này, hình ảnh nhân vật Mị được chia thành 2 giai đoạn chính. Mị trước khi về làm dâu nhà thống lý là giai đoạn thứ nhất. Ở giai đoạn này, ta có các luận điểm như thứ nhất: Mị là cô gái ngoan, có hiếu với cha mẹ; thứ hai Mị là một cô gái xinh đẹp, trẻ trung, tài giỏi; thứ ba lý do vì sao Mị trở dành con dâu gạt nợ cho nhà Thống Lý Pá Tra.
Giai đoạn thứ hai là sau khi cô Mị về làm dâu cho nhà Thống Lý. Thì ở giai đoạn này chúng ta lại có thêm nhiều luận điểm để phân tích rõ nét hơn về tính cách của nhân vật Mị. Luận điểm đầu tiên là Mị bị đày đọa về thể xác; thứ hai, Mị bị áp chế về tinh thần; thứ ba Mị được phục sinh tinh thần lần một qua ba tác nhân là không khí của ngày Tết, hơi rượu và cuối cùng là tiếng sáo.
Luận điểm cuối cùng để nói về nhân vật Mị là Mị được phục sinh tinh thần lần hai, mạnh mẽ hơn quyết liệt hơn nhờ có tác nhân ảnh hưởng lớn nhất đó chính là giọt nước mắt của A Phủ. Qua hai giai đoạn với những luận điểm đó thì ta đã có bố cục cho bài và có thể phân tích hình tượng nhân vật Mị một cách rõ nét hơn.
Soạn bài ôn tập về luận điểm lớp 8
Cách trình bày luận điểm hay nhất
Thế nào gọi là trình bày luận điểm?
Trình bày luận điểm chính là cách mà ta lập luận, trình bày lí lẽ, trình bày luận chứng, cách nêu dẫn chứng như thế nào để tăng sức thuyết phục cho người đọc.
Sự liên kết của các luận điểm trong bài
Khi đưa ra một vấn đề để bàn luận và giải quyết vấn đề đó thì người viết cần phải có một hệ thống luận điểm rõ ràng. Các luận điểm trong bài viết cần phải có sự liên kết với nhau theo một thứ tự nhất định và hợp lí có trước có sau nhưng không được rời rạc. Có nghĩa là:
– Sau khi xác định được các luận điểm cần có trong bài thì ta tổng hợp lại và chia các luận điểm đó theo từng thứ bậc cụ thể, sắp xếp các luận điểm ngang nhau theo một trình tự nhất định
– Không được trùng lập các luận điểm, hoặc đang thể hiện luận điểm này lại chen luận điểm khác vào.
– Việc đưa luận điểm vào bài viết phải có quá trình rõ ràng, từ lúc đưa luận điểm bắt đầu bài viết, qua các luận điểm để phát triển, cấu thành nội dung chính của bài đến luận điểm để kết thúc bài cũng như kết thúc vấn đề thì cần phải có quan hệ logic với nhau, để bài viết mạch lạc, thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề cần giải quyết.
Có những cách nào trình bày luận điểm?
Có nhiều các để trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận, ta thường có các cách trình bày như: phép diễn dịch, quy nạp, song hành,…
Phép diễn dịch trong luận điểm
Phép diễn dịch trong luận điểm trình bày câu chủ đề ở vị trí đầu đoạn văn.
Ví dụ: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”. (Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai).
Phép quy nạp trong luận điểm
Phép quy nạp trong luận điểm trình bày câu chủ đề ở vị trí cuối đoạn văn
Ví dụ: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”. (Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
Phép tổng-phân-hợp trong luận điểm
Phép tổng – phân – hợp trong luận điểm trình bày theo cách nêu câu chủ đề ở đầu đoạn văn sau đó phân tích, phát triển chủ đề đó, cuối cùng khẳng định lại chủ đề ở cuối đoạn.
VD: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh; nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy. Vậy nên các đấng thánh đế, minh vương không ai không coi việc bồi dưỡng nhân tài, tin dùng kẻ sĩ, vun đắp nguyên khí là việc làm trước tiên…” (Trích Bia Tiến sĩ, Văn miếu Thăng Long).
Tác dụng chính khi ôn tập về luận điểm
Việc trình bày luận điểm có các nhiệm vụ chủ yếu mà người viết cần phải hướng đến như sau:
Nêu lên các luận điểm chính trong bài
Đầu tiên là nêu lên luận điểm của bài viết. Câu văn phải thể hiện rõ ý, chẳng hạn như nếu ta chọn trình bày theo cách diễn dịch thì câu văn phải mang tính chất giới thiệu chủ đề, để người đọc có thể nắm bắt và hiểu được những câu văn tiếp theo cũng như nội dung của đoạn đó. Hoặc trình bày theo phương pháp quy nạp thì câu văn cuối cùng của đoạn phải mang tính chất khẳng định lại vấn đề, chủ đề của toàn đoạn văn.
Lập luận qua việc trình bày luận cứ
Thứ hai là việc ta phải lập luận bằng cách trình bày các luận cứ để làm rõ được luận điểm của đoạn văn: là công việc sắp xếp các luận cứ thành một hệ thống nhất định, rõ ràng, mạch lạc; các lí lẽ phải được sắp xếp theo một thứ tự có trước có sau, lí lẽ trước phải gợi mở cái lí lẽ sau, lí lẽ sau thì kế thừa và phát triển lí lẽ trước. Có như thế thì mới cấu thành một bài hoàn chỉnh, luận cứ chính xác, hợp lí, kết hợp phải nhịp nhàng và chặt chẽ với nhau như vậy mới tăng sức thuyết phục được cho bài viết.
Sử dụng biện pháp tu từ trình bày luận điểm
Thứ ba, ngoài hai điều trên thì việc sử dụng từ ngữ giàu hình cảm, cảm xúc, gợi cảm cũng như các biện pháp tu từ để thể hiện rõ được luận điểm cũng là một điều hết sức quan trọng để có thể diễn đạt tốt nội dung cần nêu lên để tăng sức biểu đạt, truyền thêm được nhiều cảm xúc đến cho người đọc.
Như vậy, bài viết trên đây của Bankstore đã giúp bạn soạn bài ôn tập về luận điểm lớp 8 cũng như giải đáp một số câu hỏi liên quan. Mong rằng nội dung bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về chủ đề ôn tập về luận điểm. Chúc bạn luôn học tập tốt!.
Xem chi tiết qua bài giảng dưới đây:
Xem thêm:
- Nói quá là gì? Biện pháp nói quá có tác dụng gì? Ngữ Văn 8
- Tìm hiểu từ tượng hình từ tượng thanh là gì? Ngữ Văn 8
- Tình thái từ là gì? Chức năng và Phân loại tình thái từ – Ngữ Văn 8
Nguồn: https://bankstore.vn
Danh mục: Giáo Dục