Chủ ngữ và vị ngữ là hai bộ phận chính trong câu. Vậy chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? Cùng tìm hiểu chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ là gì? Cùng bankstore tìm hiểu về những thành phần chính trong câu qua bài viết dưới đây nhé!
- Diễn biến – Tính chất – Kết quả – Ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng 10 Nga 1917
- Tìm hiểu về khái niệm thường biến là gì? Nguyên nhân – Đặc điểm – Ý nghĩa và Vai trò của thường biến là gì?
- Nhiễm trùng máu là gì? Những thông tin quan trọng về căn bênh này
- Anonymous là gì và là ai? Cách thức hoạt động của Anonymous
- Phân tích và Cảm nhận bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh [HAY NHẤT]
Chủ ngữ là gì?
Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, là chủ thể của sự việc được nhắc đến trong câu. Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị chủ ngữ trong câu.Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Việc gì? Sự vật gì?…
Bạn đang xem: Chủ ngữ là gì? Vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ là gì?
Tuy nhiên, đôi khi tính từ, động từ cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này tính từ và động từ được hiểu như một danh từ.
Ví dụ:
Tôi đang làm việc (Tôi là chủ ngữ).
Lao động là vinh quang (Lao động là động từ, nhưng trong trường hợp này thì Lao động đóng vai trò là chủ ngữ).
Cây bút mà bạn tặng tôi rất tốt (chủ ngữ trong câu này chính là “Cây bút mà bạn tặng cho tôi” là cụm chủ ngữ, “rất tốt” là vị ngữ. Trong trường hợp này, chủ ngữ là một cụm chủ – vị.
Vị ngữ là gì?
Xem thêm : Phân tích và nêu cảm nhận về đoạn 1 bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu
Vị ngữ là là bộ phận chính thứ hai trong câu. Nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất hay đặc điểm của sự vật, sự việc được nêu ở chủ ngữ.
- Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ hoặc cụm chủ – vị.
- Vị ngữ có vai trò trải lời cho câu hỏi: làm gì? Như thế nào? Là gì?…
Ví dụ:
Chú chó đang ngủ (đang ngủ là vị ngữ trong câu).
Ngôi nhà này nước sơn còn rất mới. (“Nước sơn còn rất mới” là vị ngữ, trong trường hợp này, vị ngữ là cụm chủ – vị)
Trạng ngữ là gì?
Trạng ngữ là thành phần phụ trong câu, có chức năng bổ sung thông tin cho câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống về thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện…
Trạng ngữ có thể là 1 từ, một cụm từ.
Ví dụ:
Xem thêm : Apec là gì? Mục tiêu hoạt động và Sự phát triển của Apec
Chúng tôi thường xuyên về thăm nhà. (Thường xuyên là trạng ngữ chỉ thời gian, bổ sung thông tin về tần suất diễn ra sự việc, không phải là ít khi hay hầu như không, mà là “thường xuyên”.)
Với khả năng lập luận sắt bén, luật sư đã chứng minh cho thân chủ mình hoàn toàn trong sạch.
Trạng ngữ trong câu này đóng vai trò bổ ngữ cho chủ ngữ.
Bổ ngữ là gì?
Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành cụm động từ hay cụm tính từ. Một số bổ ngữ thường gặp là rất, lắm, quá…
Ví dụ:
- Cơn gió này rất mạnh. (Rất là bổ ngữ, làm rõ cho tính từ “mạnh”.)
Định ngữ cũng là thành phần phụ trong câu có chức năng bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ). Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm Chủ – Vị.
Ví dụ:
Quyển sách quý này đã được lưu truyền từ nhiều đời nay.
Nguồn: https://bankstore.vn
Danh mục: Giáo Dục