HƯỚNG DẪN Cách bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ để thấy tâm trạng của chúa sơn lâm trong ngục tù cùng ý nghĩa sâu xa trong tác phẩm. Bên cạnh đó, bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng cũng gây ấn tượng sâu sắc với người đọc bởi vẻ đẹp nên thơ trữ tình và đầy thơ mộng. Bài viết dưới đây của Bankstore sẽ giúp bạn có những ý văn hay để phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng.

“Nhớ rừng” được biết đến là một tác phẩm tiêu biểu của Thế Lữ đã góp phần giúp cho thi ca Việt Nam có những bước đi đầu tiên đầy hứa hẹn trong phong trào Thơ Mới. Bài thơ đã mượn lời con hổ ở vườn bách thú nhằm diễn tả nỗi chán ghét thực tại tù túng của một bộ phận trí thức tiểu tư sản. Trong bài thơ, có những dòng tác giả đã tái hiện trước mắt người đọc sự hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên núi rừng – nơi từng là chốn tung hoành ngang dọc của của con hổ ngày xưa. Đặc biệt, với 10 câu thơ ở đoạn thơ thứ ba, tác giả đã tạo nên một bức tranh tứ bình vừa có sự hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên, vừa có sự uy nghi, lẫm liệt của vị chúa tể…

Ngữ Văn Lớp 8 – Bài giảng phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ ngữ văn 8 |Cô Lê Hạnh|Thơ mới


Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ ngữ văn lớp 8 | chuyên đề thơ mới

♦Giáo viên: Lê Hạnh

► Khóa học của cô:

Khóa Ngữ Văn lớp 8: https://goo.gl/EG6TX3

Khóa ngữ văn lớp 8 học kì 2: https://goo.gl/3QnRmo

————¤¤¤¤¤¤¤¤————-

♦ Các bạn hãy nhanh tay like và subscribe để nhận được đầy đủ bộ tài liệu quan trọng, các video chữa đề và bài tập chi tiết nhất tại: https://goo.gl/3QnRmo

Hoặc tham khảo thêm:

►Website giúp học tốt: http://giuphoctot.vn/

►Facebook: https://www.facebook.com/giuphoctot.v…

►Hotline: 0965012186

———–¤¤¤¤¤¤¤¤————

‡ “Đam mê- sáng tạo- tự -giác- thành công” .Là giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn cho các học sinh khối THCS, cô Lê Hạnh luôn luôn có ý thức tìm hiểu, vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Với giọng văn truyền cảm, tràn đầy nhiệt huyết, cách trình bày rõ ràng, tư duy khoa học, cô đã, đang và sẽ mang đến cho các thế hệ học trò những bài giảng hay, lôi cuốn, hấp dẫn. Cô luôn đặt ra mục tiêu cụ thể và yêu cầu học sinh nghiêm túc học tập, cố gắng nỗ lực không ngừng, phát huy năng lực sáng tạo, chủ động, năng lực giải quyết vấn đề đặc biệt là năng lực tự học ở các em.

———–¤¤¤¤¤¤¤¤————

Nội dung bài giảng soạn bài bài thơ Quê hương

Lời con hổ ở vườn Bách thú,

Tặng Nguyễn Tường Tam)

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,

Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,

Với khi thét khúc trường ca dữ dội,

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,

Là khiến cho mọi vật đều im hơi.

Ta biết ta chúa tể của muôn loài,

Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

*

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,

Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:

Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;

Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

Len dưới nách những mô gò thấp kém;

Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,

Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu

Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!

Xem Thêm  HƯỚNG DẪN Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm [BÀI VIẾT HAY NHẤT]

Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.

Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,

Nơi ta không còn được thấy bao giờ!

Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,

Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn

Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,

– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

————¤¤¤¤¤¤¤¤————

♥Giuphoctot.vn luôn đồng hành cùng bạn!

Một vài nét về nhà thơ Thế Lữ cùng tác phẩm Nhớ rừng

Trước khi đi sâu phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, ta cần nắm được những nét chính về nhà thơ Thế Lữ cũng như tác phẩm Nhớ rừng.

Tìm hiểu đôi nét tác giả Thế Lữ

Tác giả Thế Lữ (1907 – 1989) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ. Ông là người con của làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là huyện Gia Lâm, Hà Nội). Ngay từ nhỏ, Thế Lữ đã được gia đình tạo điều kiện cho học tập. Trước khi đến với việc sáng tác thơ văn, Thế Lữ có khoảng thời gian học tập tại Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương. Tuy nhiên vì nhận ra bản thân có cảm hứng rất lớn đối với sự nghiệp sáng tác nên ông đã chọn đi theo con đường viết văn, làm báo.

Cái duyên với văn chương chính thức được đánh dấu bằng mốc thời gian năm 1932 khi Thế Lữ trở thành thành viên của Tự lực văn đoàn. Trong khoảng thời gian tham gia nhóm sáng tác này, Thế Lữ đã có điều kiện trau dồi và phát huy tài năng của mình. Chính vì thế, sau đó không lâu ông đã liên tục ghi dấu tên tuổi của mình trong lòng độc giả với hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng như: “Mấy vần thơ” (năm 1935), “Vàng và máu” (năm 1934), “Bên đường Thiên lôi” (năm 1936) và “Lê Phong phóng viên” (năm 1937)…

Một trong số những đóng góp quan trọng nhất của Thế Lữ đối với văn học nước nhà chính là ông đã cùng với một số nhà thơ có tư tưởng tiến bộ khác sáng tác nên những tác phẩm có sự đổi mới cả về hình thức và nội dung so với giai đoạn trước đó. Sự đổi mới từ “số câu, số chữ, cách bỏ vần cho đến tiết tấu âm thanh” mà Thế Lữ đã thể hiện trong tác phẩm của mình đã có tác động rất lớn trong tư duy sáng tác của những người viết khác. Từ đó, tác giả đã góp vào những viên gạch đầu tiên để xây dựng nền móng của phong trào Thơ Mới ở Việt Nam trong giai đoạn năm 1930.

Khái quát về tác phẩm Nhớ rừng

Tác phẩm “Nhớ rừng” không chỉ góp phần mang đến sự thành công lớn cho tác giả mà còn là một tác phẩm đóng vai trò mở đường cho sự thắng lợi của phong trào Thơ Mới sau này. Bài thơ được trình bày dưới hình thức của thể thơ 8 chữ đã diễn tả sự chán ghét thực tại tầm thường, tù túng của con người thời đại. Để thể hiện tâm trạng đó của con người, tác giả đã mượn lời ca thán của con hổ ở hoàn cảnh bị nhốt trong vườn bách thú với sự ngột ngạt, bức bối dù trước đây nó đã từng là một vị chúa tể sơn lâm oai phong, lẫm liệt.

phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ nhớ rừng của thế lữ

Hình ảnh chúa sơn lâm trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

Bức tranh đêm trăng, bức tranh ngày mưa hay bức tranh lúc bình minh là những ý chính cần phân tích khi tìm hiểu bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.

Bức tranh đêm trăng và sự say sưa của chúa sơn lâm

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, thì bức tranh đầu tiên xuất hiện chính là hình ảnh hổ trong đêm trăng thơ mộng:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?”

Cảnh đêm trăng hiện hữu trong không gian tràn đầy màu sắc ánh vàng của vầng trăng trên cao đang soi chiếu khắp nhân gian. Đặc biệt khung cảnh khi có sự xuất hiện của dòng suối với tiếng chảy róc rách lại càng trở nên sinh động, tươi mát. Trước cảnh ấy con hổ đứng bên bờ ngắm nhìn trong trạng thái say mồi, sảng khoái thưởng thức dòng suối mát trong.

Có lẽ cái làm cho hổ kia phải say không chỉ đơn thuần bởi miếng mồi ngon mà còn là cái say trước sự lung linh, kì ảo của khung cảnh đang hiện hữu trước mắt. Hổ say mồi nhưng càng thỏa mãn hơn khi được uống vào những hớp nước có sự soi vàng của bóng trăng. Bao nhiêu nét gân guốc, dữ tợn của chúa tể vùng sơn lâm nhờ có cảnh đẹp hình như cũng trở nên mềm mại, bình thản hơn để có thể hòa vào cảnh vật. Tìm hiểu bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, ta thấy tất cả những điều trên đã tạo nên sự thơ mộng, kì ảo của một bức tranh có sự hài hòa của cả cảnh và vật.

Cảnh có đẹp, có thơ mộng và diệu kì đến nhường nào, hổ có bao lần được hòa mình vào “những đêm vàng bên bờ suối” để “say mồi đứng uống ánh trăng tan”, nhưng thực tại những giây phút sảng khoái cũng chỉ còn trong trí nhớ. Sự “say mồi” đầy thỏa mãn hay tư thế “đứng uống” chễm chệ trong những đêm tự do ấy nay đã lùi xa vào quá khứ nhưng với hổ thì những kỉ niệm và cảm giác ngây ngất ấy vẫn hiển hiện rất rõ rệt như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua.

Xem Thêm  HƯỚNG DẪN Phân tích bài Chinh phụ ngâm [HAY NHẤT]

Bức tranh ngày mưa và sự điềm nhiên của chúa sơn lâm

Ở bức tranh thứ hai, tác giả lại dùng ngôn từ của mình vẫn để thể hiện hình ảnh trung tâm là con hổ trên phông nền của khung cảnh ngày mưa:

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”

Chúa sơn lâm lúc này đã không còn say sưa bên dòng suối mát lành và miếng mồi hấp dẫn như trong bức tranh trước đó. Trong khung cảnh “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” của núi rừng, thiên nhiên dường như cũng trở nên dữ dội, mịt mù. Mưa giăng khắp lối khiến cho vạn vật cũng rung chuyển theo. Ấy thế mà vị chúa tể của ta vẫn không hề có một chút nao núng trước những sự gào thét dữ dội của thiên nhiên và sự ngả nghiêng của vạn vật.

Hổ vẫn hiên ngang, điềm tĩnh, bệ vệ trước cảnh ấy để thu vào trong mắt tất cả những chuyển biến của đất trời. Mưa gió càng tác động lên tất cả mọi thứ mạnh mẽ, đáng sợ bao nhiêu thì hổ ta vẫn giữ một thái độ của một bậc vương giả. Khi phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, ta thấy trên hết, hổ còn xem việc “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” trên thực chất là sự tác động để “giang sơn ta đổi mới”. Thế nên, trong trạng thái “lặng ngắm” kia, hổ thực chất đang đứng ở tư thế làm chủ vạn vật.

Con hổ trong những ngày mưa to gió lớn chốn rừng thiêng vẫn giữ phong thái điềm nhiên, tĩnh tại ấy lại chỉ là một hình ảnh của thời đã qua. Hổ giờ đây bị giam hãm trong chốn ngục tù, dù có râm mát, dù không bị tắm ướt bởi mưa nhưng đó chưa bao giờ là điều nó mong muốn. Ngày trước khi còn tự do giữa núi rừng đất trời và có lúc phải đón những cơn mưa rừng xối xả, dữ dội nhưng chúa sơn lâm chưa bao giờ phiền lòng vì điều đó.

Ngược lại, trong cảnh mưa tuôn mịt mờ ấy, nó lại càng cảm thấy bản thân mạnh mẽ và oai hùng. Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng để thấy thiên nhiên có thách thức như thế nào, hổ vẫn giữ được bản lĩnh của riêng mình. Khi bị giam cầm, bản lĩnh ấy vẫn còn và chỉ tiếc là nó lại không được thể hiện như trong chính nơi nó cần thuộc về.

Bức tranh bình minh và sự uy nghi của chúa sơn lâm

Ở câu thơ thứ ba, thứ tư của đoạn thơ, tác giả đã giúp cho ta nhìn thấy sự tươi mới, rộn ràng của khung cảnh đất trời trong khoảnh khắc của ngày mới:

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”

Ngày mưa qua đi như làm cho bầu trời buổi sớm thêm phần trong trẻo, tươi sáng. Trong khung cảnh ấy, cây cối sau khi được tắm mát trong những trận mưa rừng đã đầy lại được gội mình trong nắng mới nên càng trở nên tươi tắn và tràn đầy sức sống. Góp vào sức sống bừng lên trên từng nhánh cây ngọn cỏ ấy là tiếng reo ca rộn rã của bầy chim rừng. Khi phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, ta nhận thấy trong khung cảnh ấy, hổ xuất hiện trong giấc ngủ, nhưng lại là giấc ngủ “tưng bừng”.

Nếu trong đêm khi tất cả mọi vật đều sâu giấc thì hổ thức để say sưa cùng vũ trụ, những ngày mưa ai ai cũng tìm nơi ẩn trú thì hổ “lặng ngắm giang sơn” và giờ đây khi bình minh ló dạng thì hổ chìm vào giấc ngủ. Đặc biệt, vị chúa sơn lâm lại còn được dỗ giấc bằng không khí mát mẻ và cả những âm thanh tươi vui của vạn vật.

Có thể thấy, khi sống trong môi trường của mình, hổ rất đỗi tự do vì có thể tự ý làm những điều mình muốn. Nó luôn đứng ở vị thế chế ngự đầy uy nghi và có thể chi phối kẻ khác chứ không bao giờ chịu phụ thuộc. Hình ảnh hổ lúc đó khác hẳn với tình cảnh bây giờ: không chỉ “làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi” mà còn phải “chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi”, “với cặp báo chuồng bên vô tư lự”.

Bức tranh về chiều cùng màu sắc của sự bi tráng

Bình minh qua, ngày tàn là thời khắc hoàng hôn gõ cửa. Bức tranh thứ tư của bài chính là diễn tả thời khắc ấy của cảnh rừng. Đây là bức tranh cuối cùng nhưng có thể gây được ấn tượng mạnh mẽ nhất:

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”

Cảnh tượng hiện lên thật dữ dội trong hình ảnh “chiều lênh láng máu sau rừng”. Gam màu nóng trở thành gam màu chủ đạo của bức tranh. Đó có thể là màu của máu đỏ cũng có thể là màu của ánh sáng mặt trời. Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng sẽ thấy nếu như ban ngày, mặt trời làm nhiệm vụ soi tỏa ánh sáng xuống nhân gian. Sự sống của vạn vật cũng nương theo ánh sáng ấy mà vận hành. Đến khi mặt trời khuất bóng thì vạn vật cũng lấy khoảng thời gian mặt trời lặn xuống ấy để ngưng mọi hoạt động mà nghỉ ngơi. Thế nhưng, vị chúa tể lại đang chờ đón khoảnh khắc “chết mảnh mặt trời gay gắt” ấy để:

Xem Thêm  Cách phân tích và Lập dàn ý về nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa

“Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?”

“Bí mật” ấy phải chăng chính là quyền lực từ tay vũ trụ. Hổ muốn chớp lấy cơ hội để đoạt được quyền lực ấy mà chế ngự hoàn toàn thế giới của nó.

Khát khao tuy to lớn, khung cảnh trong bốn bức tranh tuy hùng vĩ, nguy nga nhưng chỉ là những hình ảnh thuộc về dĩ vãng, dù có lúc hiển hiện rõ rệt nhưng kèm theo đó chỉ là nỗi nhớ da diết tới đau đớn của con hổ. Các điệp ngữ “nào đâu”, “đâu những” cùng hàng loạt các câu hỏi tu từ đã có vai trò diễn tả rất sâu sắc sự nhớ tiếc của con hổ đối với những gì nó đã trải qua.

Thời oanh liệt của những ngày xưa cũ được tung hoành ngang dọc thực chất đã khép lại và có khi không bao giờ trở về. Với vị chúa tể, sau tất cả có lẽ còn lại chỉ là một tiếng than u uất không có sự đáp hồi:

“- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Đó là lời than của con hổ, là nỗi niềm của nhà thơ nhưng thực chất cũng là tiếng lòng, tâm trạng chung của những con người phải sống trong sự kìm kẹp, giam hãm. Đối với thời buổi người dân Việt Nam phải sống cảnh nô lệ, bài thơ của Thế Lữ đã thay họ thể hiện niềm tiếc nuối về những chiến công vẻ vang chống giặc ngoại xâm của một thời oanh liệt của dân tộc mình. Đó có lẽ lí do khiến bài thơ được đón nhận rất nồng hậu, say sưa ngay từ khi ra đời.

Kết bài: Những câu thơ khắc họa bốn bức tranh về thiên nhiên núi rừng và sự hiện hữu của chúa tể sơn lâm thực sự là những dòng tuyệt bút của bài thơ “Nhớ rừng”. Thông qua việc sử dụng điệp ngữ, câu hỏi tu từ và hàng loạt các hình ảnh gợi màu sắc, đường nét của cảnh vật thiên nhiên, Thế Lữ không chỉ làm xuất hiện trước mắt người đọc tuyệt phẩm diễn tả sự kì vĩ, hùng tráng của chốn rừng thiêng mà còn làm bộc lộ tâm sự, nỗi niềm của chúa tể sơn lâm. Đó cũng chính là tâm sự, nỗi niềm chung của con người thời đại…

Dàn ý bức tranh tứ bình trong bài thơ nhớ rừng của Thế Lữ

Để giúp bạn nắm được các ý chính trong bài viết trên cũng như tư tưởng và nội dung của tác phẩm, Bankstore sẽ giúp bạn khái quát để lập dàn ý bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.

Mở bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng

  • Đôi nét chính về tác giả Thế Lữ: người cầm lá cờ chiến thắng cho phong trào Thơ Mới…
  • Giới thiệu tác phẩm Nhớ rừng của Thế Lữ: nêu khái quát tư tưởng cùng nội dung của bài thơ.
  • Dẫn dắt đến bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng.

Thân bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng

  • Bức tranh đêm trăng và sự say sưa của con hổ.
  • Bức tranh ngày mưa và sự điềm nhiên của chúa sơn lâm.
  • Bức tranh lúc bình minh với sự uy nghi của con hổ.
  • Bức tranh chiều tàn cùng những sắc màu bi tráng.

Kết bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng

  • Khái quát lại toàn bộ giá trị nội dung và nghệ thuật điển hình trong tác phẩm.
  • Nhấn mạnh lại ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Nhớ rừng.
  • Khẳng định bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng là một điểm nhấn mang đến giá trị lớn cho tác phẩm này.

Có thể thấy, tác phẩm Nhớ rừng đã thể hiện là một khúc trường ca dữ dội qua tâm trạng của chúa sơn lâm. Hơn hết, bài thơ còn là một họa phẩm, nổi bật lên trên những câu chữ là hình ảnh nhân dân Việt Nam dưới gót giày của quân giặc… Bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng nhấn mạnh đến tính tạo hình đặc sắc của tác phẩm. Người đọc có thể thấy bút pháp tạo hình của nhà thơ vừa có họa pháp của một người họa sĩ, lại vừa có thi pháp của một thi nhân…

Hy vọng những nội dung trên đây của Bankstore sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích cũng như những ý văn hay về chủ đề “phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ”. Chúc bạn luôn học tốt!.

Xem thêm:

  • Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ [Bài viết ĐẶC SẮC nhất]
  • Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh – Ngữ Văn 8
  • Cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên – Ngữ Văn lớp 8

 

You May Also Like

About the Author: Nguyễn Thế Hoàng

Là một người đam mê tìm hiểu về kinh doanh, tài chính, ngân hàng, chuyên hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp về các thủ tục pháp lý, cách thành lập công ty, làm báo cáo thuế, bảo hiểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *