Trước tiên để biết được công việc của kế toán doanh nghiệp chúng ta cần phải biết kế toán doanh nghiệp là gì và công việc của kế toán doanh nghiệp là làm gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về công việc giúp người đang và sẽ làm kế toán tham khảo.
- Đầu số 032 là của nhà mạng nào? Những khuyến mãi HẤP DẪN đến từ đầu số 032
- Hóa Đơn Trực Tiếp Là Gì? Hóa Đơn Trực Tiếp Có Phải Kê Khai Thuế Không?
- 084 là của nhà mạng nào? Những điều thú vị khi sở hữu đầu số 084
- Quy Trình Kế Toán Tổng Hợp Trong Doanh Nghiệp
- Tổng Hợp Một Số Bài Test Kế Toán Tổng Hợp Khi Đi Phỏng Vấn
1. Khái niệm kế toán doanh nghiệp
Hãy cùng tìm hiểu khái niệm kế toán doanh nghiệp là gì? Kế toán nói chung và kế toán doanh nghiệp là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Bạn đang xem: Kế Toán Doanh Nghiệp Là Gì? Công Việc Của Kế Toán Doanh Nghiệp Làm Gì?
Kế toán doanh nghiệp là làm gì? Kế toán doanh nghiệp kế toán tài chính và kế toán quản trị. Khi thực hiện công việc kế toán tài chính và kế toán quản trị, đơn vị kế toán phải thực hiện kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết như sau:
+ Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Kế toán tổng hợp được thực hiện trên cơ sở các thông tin, số liệu của kế toán chi tiết;
+ Kế toán chi tiết phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp. Số liệu kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán.
Kế toán doanh nghiệp gồm 2 bộ phận cơ bản gồm kế toán thuế và kế toán nội bộ. Trong doanh nghiệp, kế toán nội bộ là bộ phận quan trọng với nhiệm vụ thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo quyết định kinh tế, tài chính và yêu cầu quản trị trong nội bộ đơn vị kế toán bằng bản báo cáo. Bản báo cáo được ghi nhận chi tiết và chính xác cho các nhà lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp.
Kế toán thuế cũng là một bộ phận thiết yếu bao gồm thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng bản báo cáo tài chính. Trong đó, ngân hàng và cơ quan quản lý thuế là hai đối tượng quan trọng của kế toán thuế.
2. Nhiệm vụ của kế toán
Xem thêm : Quy Trình Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa Như Thế Nào?
Nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp là gì? Tại Điều 4 Luật Kế toán 2015 quy định cụ thể nhiệm vụ kế toán doanh nghiệp là làm gì?
– Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
– Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
– Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
– Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Khi đã nắm rõ các nhiệm vụ cụ thể, sẽ giúp giảm bớt sai sót trong khâu giao dịch, hạch toán, đồng thời số liệu kế toán được cung cấp tin cậy hơn.
Bài viết tham khảo:
3. Đối tượng của kế toán doanh nghiệp là gì?
Những quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Kế toán 2015 sẽ cho bạn biết đối tượng của kế toán doanh nghiệp là gì?
Xem thêm : Luật Xuất Nhập Khẩu 2016
Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước gồm: Tiền, vật tư và tài sản cố định; Nguồn kinh phí, quỹ: Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán; Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động; Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước; Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước; Nợ và xử lý nợ công; Tài sản công; Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Các yêu cầu của kế toán doanh nghiệp là gì?
Yêu cầu của kế toán doanh nghiệp là gì, hãy cùng tìm hiểu tại Điều 5 Luật Kế toán 2015, gồm:
– Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
– Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
– Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
– Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
– Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.
– Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.
Hy vọng những thông tin về kế toán doanh nghiệp là gì sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về nghề kế toán và phạm vi, đối tượng của nghề kế toán.
Nguồn: https://bankstore.vn
Danh mục: Kinh Doanh