Để hoạt động doanh nghiệp, chi phí tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ CPTC là gì, cùng với đó là một số vấn đề liên quan đến chi phí tài chính.
1. Chi phí tài chính là gì?
Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, CPTC là một tài khoản cụ thể phản ánh tất cả những khoản chi phí mà doanh nghiệp cần phải chi trả. Hoạt động này liên quan đến việc đầu tư, cho vay vốn, góp vốn, chi phí liên kết, lãi, lỗ và các giao dịch mua bán chứng khoán.
Bạn đang xem: Chi phí tài chính là gì? – 8 vấn đề liên quan đến chi phí tài chính
Trong CPTC, tài khoản 635 phải hạch toán chi tiết từng nội dung các chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong tài khoản này không hạch toán những nội dung sau:
- Chi phí cho sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ
- Chi phí bán hàng
- Các khoản phí quản lý của doanh nghiệp
- Chi phí kinh doanh hoạt động bất động sản
- Các khoản chi phí đầu tư và xây dựng cơ bản
- Một số khoản chi trang trải bằng nguồn kinh phí khác
- chi phí tài chính khác không liên quan.
Tìm hiểu thêm cách quản lý chi phí tài chính qua bài viết Kế toán quản trị là gì? Các thông tin hữu ích về kế toán quản trị
2. Chi phí lãi vay là gì?
Chi phí lãi vay là một khoản chi phí thuộc CPTC. Nó được ghi nhận vào trong chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng hoặc sản xuất tài sản khi có đủ tiêu chuẩn được hạch toán vào chi phí của tài sản đó.
Hạch toán chi phí lãi vay được tính như sau:
- Đối với trường hợp chi phí lãi vay vốn hóa:
- Nợ tài khoản 627, 241
- Tài khoản tín dụng 111, 112, 242, 335
- Đối với trường hợp chi phí lãi vốn không vốn hóa
- Nợ TK 635
- Tài khoản tín dụng 111, 112, 242, 335
3. Một số vấn đề liên quan đến chi phí tài chính
Việc quản lý và duy trì hoạt động của doanh nghiệp chắc chắn sẽ cần đến các nhà quản lý tài chính, thông qua nhiều cơ chế quản lý khác nhau. Theo đó, mỗi doanh nghiệp sẽ có những công cụ riêng biệt để đạt được mục tiêu tài chính, việc nghiên cứu và phân tích các thông số tài chính rất quan trọng. Để sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả hơn
Xem thêm : Sinh Viên Nên Làm Thẻ Ngân Hàng Nào Tốt Nhất?
Tham khảo thêm bài viết Thị trường tài chính là gì? Một số thông tin về thị trường tài chính để tìm hiểu các đòn bầy tài chính
3.1. Phân tích tài chính
Phân tích tài chính là việc sử dụng nhiều công cụ, phương pháp để xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào sự phân tích này, doanh nghiệp có thể đánh giá được mức rủi ro, chất lượng hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Dựa vào phân tích tài chính, chúng ta còn có thể thấy được tiềm lực và thế mạnh của doanh nghiệp, các thực trạng và xu hướng tài chính để đánh giá thế mạnh cũng như điểm yếu của hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Phân tích tài chính cần sử dụng: Thông tin nội bộ của doanh nghiệp, thông tin bên ngoài doanh nghiệp, thông tin số lượng và thông tin giá trị. Những thông tin này cần được các nhà phân tích và đánh giá rõ.
3.2. Bảng cân đối kế toán
Đây là một báo cáo mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định. Bảng này có ý nghĩa to lớn để các doanh nghiệp phản ánh tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp đó. Trong đó bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Các khoản sẽ được kê khai bằng việc sắp xếp khả năng chuyển hóa thành tiền – tính thanh khoản – giảm dần từ trên xuống.
3.3. Báo cáo kết quả kinh doanh
Đây là một trong những tài liệu quan trọng của phân tích báo cáo tài chính. Dựa vào đây có thể thấy sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, cho phép tính toán được khả năng hoạt động của công ty trong tương lai.
Báo cáo kinh doanh sẽ được phân tích so sánh với doanh thu tiền thực có trong quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ. Chính vì vậy, báo cáo kết quả kinh doanh sẽ cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn nhất định, giúp tổng hợp tài chính và kết quả sử dụng các tiềm năng vốn, kiểm soát các bất thường.
3.4. Báo cáo chuyển lưu tiền tệ
Đánh giá về khả năng chi trả của công ty, cần phải tìm hiểu ngân quỹ của doanh nghiệp trong đó bao gồm: dòng tiền thực nhập quỹ, dòng tiền thực xuất quỹ.
3.5. Thuyết minh báo cáo tài chính
Xem thêm : Thặng dư vốn cổ phần là gì? Quy định và cách tính thặng dư vốn cổ phần
Thuyết minh báo cáo tài chính nhằm mục đích mang lại thông tin chi tiết và cụ thể về tình hình hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chú ý đến điểm này.
3.6. Công khai báo cáo tài chính theo luật định
Theo quy định điều 32, điều 33 luật kế toán các doanh nghiệp kinh doanh bắt buộc phải có trách nhiệm công khai báo cáo tài chính trong thời hạn một năm hai mươi ngày (tính từ thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm).
Nội dung báo cáo tài chính gồm các thông tin liên quan đến tình hình tài sản, nợ, vốn, kết quả kinh doanh, thông báo bằng các văn bản theo quy định của pháp luật.
3.7. Các phương pháp phân tích tài chính của doanh nghiệp
Để hiểu được tình hình tài chính của doanh nghiệp, các chuyên gia cần kiểm tra báo cáo tài chính. Có nhiều phương pháp để phân tích tài chính, theo đó có thể dùng phương pháp DUPONT.
3.8. Đánh giá hiệu quả tài chính
Sau khi đã phân tích tài chính thì chưa đủ để nhận xét, đánh giá, hay đưa ra những quyết định quản lý quan trọng cho các nhà quản lý cũng như những đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn, bạn cần có khâu đánh giá cuối cùng.
Trên các cơ sở tỷ suất sử dụng các chỉ tiêu khoa học, phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá hiệu quả để đưa ra những phản ánh rõ ràng nhất về hạng phục quan trọng của doanh nghiệp.
Thông qua bài viết bạn đọc có thể hiểu rõ về CPTC và CPTC gồm những gì cũng như một số vấn đề liên quan đến CPTC quan trọng trong việc phân tích tình hình tài chính và đánh giá năng lực của doanh nghiệp. Và khi đăng ký thành lập 1 doanh nghiệp thì quản lý tài chính cũng là 1 yêu cầu thủ tục trong quá trình đó (Tham khảo thêm bài viết Đăng ký giấy phép kinh doanh để thành lập công ty ở đâu? Quy trình và thủ tục ra sao?)
Nguồn: https://bankstore.vn
Danh mục: Tài Chính