X
    Categories: Kinh Doanh

Tất tần tật về hồ sơ, cách thức và thủ tục khi muốn thành lập công ty

Muốn thành lập một công ty riêng, không chỉ am hiểu lĩnh vực đang kinh doanh, bạn còn phải nắm rõ cả cách thức thành lập công ty. Hiểu được điều này, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn bài viết về cách thành lập công ty hợp pháp tại Việt Nam ngay dưới đây. Cùng theo dõi nhé!

1. Sự cần thiết thành lập công ty

Để bắt đầu các hoạt động kinh doanh, bạn không nhất thiết cần phải thành lập công ty hay doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng ta đều biết rằng việc đầu tư và kinh doanh luôn cần phải đảm bảo an toàn cũng như có những ràng buộc về mặt pháp lý. Đặc biết, đối với những nhà đầu tư trong và ngoài nước, họ rất quan tâm đến chế độ pháp lý dành cho doanh nghiệp để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho mình khi đầu tư vào doanh nghiệp đó.

Dưới đây là một số lưu ý và thắc mắc thường gặp dành cho những bạn có ý định thành lập công ty cho riêng mình.

2. Hình thức của công ty, doanh nghiệp

Việc xác định một loại hình tương đối phù hợp cho doanh nghiệp vào bước đầu khi thành lập công ty là một bước quan trọng trong cách thức thành lập công ty. Vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ưu đãi sau này mà bạn nhận được, cũng như là mục tiêu, chiến lược đồng thời tạo nên bước đệm vững chắc cho sự phát triển dài hạn của công ty.

Ở Việt Nam hiện nay có 4 loại hình công ty mà bạn có thể tham khảo đó là: Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh và Công ty cổ phần.

Hình thức kinh doanh của công ty bạn là gì?

3. Hồ sơ, giấy tờ cũng như thủ tục cần chuẩn bị

Hiện nay, tuy các thủ tục hành chính cần chuẩn bị khi thành lập một công ty đã được giảm bớt rất nhiều, nhưng việc nắm rõ công tác chuẩn bị các loại hồ sơ và giấy tờ cũng như tường tận vể cách thức thành lập công ty sẽ giúp cho bạn giảm thiểu đáng kể  những khó khăn trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh.

Các Hồ sơ, giấy tờ cũng như thủ tục cần chuẩn bị gồm có:

3.1. Giấy chứng minh nhân thân

Giấy chứng minh nhân thân có thể là: Bản sao của chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hay căn cước công dân công chứng gần đây nhất (thời hạn: không quá 6 tháng) và còn có hiệu lực.

Người phải nộp giấy chứng minh nhân thân: không chỉ là người đại diện theo  pháp luật của công ty mà còn là cả các thành viên góp vốn và cổ đông của công ty.

3.2. Hồ sơ đăng ký

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh

– Danh sách thành viên góp vốn và cổ đông

– Điều lệ của công ty do chủ sở hữu hoặc các thành viên cùng nhau bàn bạc, thảo luận

– Một số giấy tờ cần thiết khác tùy theo trường hợp

4. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập công ty

Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty bao gồm các bước sau:

4.1. Bước 1:  Nộp

Hồ sơ đăng ký để thành lập doanh nghiệp

Người thành lập công ty phải nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo các quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và Nghi định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp tại các cơ quan tiếp nhận đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện), đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính trung thực cũng như chính xác của tất cả nội dung trong hồ sơ.

4.2. Bước 2: Tiếp nhận các hồ sơ đăng ký thành lập của doanh nghiệp

Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện bằng công tác: cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền ghi vào sổ hồ sơ tiếp nhận đơn của chính cơ quan mình. Đồng thời trao cho người đại diện thành lập công ty Giấy biên nhận về việc đã nhận một hồ sơ hợp lệ.

Thời điểm mà cơ quan này tiếp nhận hồ sơ hợp lệ sẽ được xem là căn cứ để dựa vào đó xác định được thời hạn thực hiện trách nhiệm trong việc đăng ký doanh nghiệp của các cơ quan đăng ký kinh doanh liên quan.

4.3. Bước 3: Xem xét đến tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký và đồng thời ra quyết định cấp hoặc là từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp

Sau khi đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp từ người nộp hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét tính hợp lệ của bộ hồ sơ đó để có thể ra quyết định phù hợp. Quyết định đó có thể là: ra quyết định câp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp hoặc quyết định đề nghị bổ sung, sửa đổi hồ sơ,…

Kết quả có thể được trả thẳng tại nhà thông qua dịch vu của Bưu điện Thành phố hoặc theo ngày hẹn trên tờ biên nhận, cá nhân liên quan có thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kê hoạch và Đầu tư tỉnh hoặc đến tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện để nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp mà mình đã nộp.

Đăng ký kinh doanh

5. Tổng thời gian để đăng ký thành lập công ty là bao lâu?

Ngoài thời gian nhận Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn nên lưu ý đến thời gian đăng bố cáo, thời gian khắc con dấu và đăng ký mẫu con dấu (sẽ tốn thêm khoảng từ 1 đến 3 ngày).

Như vậy tổng thời gian để chúng ta từ khâu xin giấy phép cho đến khâu xuất hóa đơn cho khách hàng sẽ nằm trong khoảng từ 15 cho đến 25 ngày làm việc. (Thời gian này có  nhanh hay chậm vẫn còn phụ thuộc vào các giấy tờ công ty bạn cung cấp có đầy đủ và kịp thời cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền hay không).

Trên đây là cách thức thành lập công ty mà bạn có thể tham khảo, nếu còn có thắc mắc gì thêm, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp bạn nhé!

Nguyễn Thế Hoàng: Là một người đam mê tìm hiểu về kinh doanh, tài chính, ngân hàng, chuyên hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp về các thủ tục pháp lý, cách thành lập công ty, làm báo cáo thuế, bảo hiểm.