X
    Categories: Giáo Dục

Bệnh tăng tiểu cầu là gì? Từ A đến Z thông tin cần thiết về căn bệnh này

Bệnh tăng tiểu cầu là bệnh gì và có nguy hiểm không? Tăng tiểu cầu tiên phát là gì? Tăng tiểu cầu nguyên phát là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng, cách điều trị và chữa bệnh tăng tiểu cầu?… Trong nội dung bài viết dưới đây, Bankstore.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh tăng tiểu cầu cũng như những nội dung liên quan, cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh tăng tiểu cầu và giải pháp


Nguyên nhân và triệu chứng bệnh tăng tiểu cầu và giải pháp – La Yến – Yến Sào Doanh Nhân Để được tư vấn, Bạn vui lòng inbox Health Coach La Yen tại: m.me/healthcoachlayen, fb.me/healthcoachlayen hoặc Viber, Zalo, Telegram: 0917795767

Tăng tiểu cầu là gì?

Tăng tiểu cầu được hiểu là tình trạng mà trong đó lượng tiểu cầu trong máu tăng quá nhiều hay còn gọi là rối loạn tiểu cầu trong máu. Tiểu cầu là các tế bào máu nằm trong huyết tương và có tác dụng làm máu ngưng chảy bằng cách dính vào nhau để tạo thành những cục máu đông. Vì vậy, nếu trong cơ thể có quá nhiều tiểu cầu sẽ dễ dẫn đến một số tình trạng bệnh như đột quỵ, đau tim hoặc xuất hiện cục máu đông trong mạch máu.

Hiện nay, bệnh tăng tiểu cầu được chia làm hai loại đó chính là tăng tiểu cầu nguyên phát và tăng tiểu cầu thứ phát. Mỗi loại tăng tiểu cầu đều có những nguyên nhân, biểu hiện cũng như mức độ nguy hiểm khác nhau.

Tăng tiểu cầu tiên phát là gì?

Tăng tiểu cầu tiên phát là bệnh lý ác tính của máu và do tăng sinh tủy. Đây được xem là một dạng bệnh hiếm gặp hiện nay bởi nó thuộc hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính (còn gọi là myeloproliferative diseases – MPDs).Tăng tiểu cầu tiên phát thường xuất hiện ở những người lớn tuổi, và thường trên 50.

Nguyên nhân tăng tiểu cầu tiên phát là gì?

Nguyên nhân tăng tiểu cầu tiên phát là do cơ chế bệnh sinh được lý giải bởi đột biến gen JAK2V617F hoặc MPLW515K/L hoặc do di truyền

Triệu chứng lâm sàng của tăng tiểu cầu tiên phát

  • Tắc mạch và đôi khi xảy ra xuất huyết
  • Tắc mạch (mạch máu não, mạch vành, mạch ngoại biên và tĩnh mạch sâu) vừa và lớn
  • Có xuất hiện hiện tượng chảy máu tuy nhiên không quá thường xuyên và liên tục. Dù vậy, nếu số lượng tiểu cầu vượt quá mức 1.000 G/L thì tỷ lệ biến chứng chảy máu cũng ở con số cao hơn và biểu hiện chảy máu khá giống với bệnh von Willebrand.

Cách điều trị và chữa bệnh tăng tiểu cầu tiên phát

Để điều trị bệnh tiểu cầu, bước đầu tiên các bạn cần làm đó là tiến hành xét nghiệm cũng như kiểm tra tình trạng tiểu cầu. Bên cạnh đó, các bạn còn phải chọc hút và sinh thiết tủy xương trong trường hợp các bác sĩ cảm thấy cần thiết.

Ngoài ra, những trường hợp tăng tiểu cầu tạm thời cũng sẽ được bác sĩ tư vấn để kiểm tra và xét nghiệm vào những thời điểm phù hợp. Từ đó, các bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây ra bệnh và có phương pháp chữa trị kịp thời.

Bên cạnh đó, việc điều trị tăng tiểu cầu còn phụ thuộc vào các nguyên nhân gây ra bệnh khác nhau. Nếu nguyên nhân là do phẫu thuật hoặc chấn thương gây ra làm mất đi lượng máu đáng kể thì số lượng tiểu cầu tăng cao sẽ không thể diễn ra trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng mãn tính hoặc mắc phải các bệnh viêm nhiễm thì số lượng tiểu cầu có thể tăng cao cho đến khi tình trạng bệnh này hoàn toàn được kiểm soát. Thực tế hiện nay, đa số các trường hợp bị tăng tiểu cầu thì bệnh sẽ nhanh chóng được khắc phục và số lượng tiểu cầu sẽ trở lại bình thường sau khi đã tìm ra được nguyên nhân và cách điều trị.

Cùng với đó, nếu bị tăng tiểu cầu phản ứng, các bạn chắc chắn sẽ phải sử dụng đến thuốc hoặc những phương pháp điều trị theo khoa học để có thể giảm số lượng tiểu cầu. Với cách thức này, các bạn không phải lo rằng sẽ bị đông máu hoặc chảy máu mà nó hoàn toàn không gây ra tác dụng nguy hiểm.

Cách phòng tránh tăng tiểu cầu tiên phát

  • Tránh sự tiếp xúc với nguồn phóng xạ cao, tránh các thiết bị điện tử.
  • Tránh sử dụng các hóa chất độc hại.
  • Tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch.
  • Thăm khám định kỳ, tốt nhất là 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh.

Tìm hiểu tăng tiểu cầu là gì?

Tăng tiểu cầu nguyên phát là gì?

Bệnh tăng tiểu cầu nguyên phát hay còn được gọi là tăng tiểu cầu cơ bản là một trong những căn bệnh mà theo đó, các tế bào bất thường của tủy xương gây ra tăng tiểu cầu. Tủy xương khi đó sẽ sản xuất quá nhiều tiểu cầu rồi đưa vào máu dẫn đến chứng tăng tiểu cầu bất thường.

Nguyên nhân tăng tiêu tiểu cầu nguyên phát là gì?

Nguyên nhân của tăng tiểu cầu nguyên phát không rõ ràng, có thể là do di truyền. Nhìn chung, nguyên nhân chính xác của tình trạng này hiện vẫn chưa được xác định cụ thể.

Triệu chứng lâm sàng của tăng tiểu cầu nguyên phát

Các triệu chứng của bệnh tăng tiểu cầu nguyên phát là do sự tắc nghẽn mạch máu bởi các cụ máu đông kèm theo một số dấu hiệu như sau:

  • Đau đầu, chóng mặt
  • Mệt mỏi, yếu ớt.
  • Có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng hay ở hệ tiêu hóa.
  • Ngứa và có cảm giác bất thường ở ngón tay hay ngón chân.
  • Da bàn tay và bàn chân đỏ, ấm, có thể bị đau rát.

Cách điều trị tăng tiểu cầu nguyên phát

Tùy từng bệnh nhân mà có phác đồ điều trị bệnh tăng tiểu cầu nguyên phát. Một số cách điều trị bệnh tăng tiểu cầu nguyên phát có thể thấy như sau:

  • Sử dụng các loại thuốc phù hợp, ví dụ Aspirin liều thấp không cần toa giúp làm giảm cục máu đông.
  • Một số loại thuốc kê toa có thể làm giảm nguy cơ đông máu hoặc giảm sản xuất tiểu cầu ở tủy xương.
  • Sử dụng biện pháp lọc bỏ bớt tiểu cầu, thủ thuật này sẽ giúp loại bỏ tiểu cầu trực tiếp từ máu.

Cách phòng tránh tăng tiểu cầu nguyên phát

Nhiều người bệnh thường băn khoăn bệnh tăng tiểu cầu nên ăn gì và không nên ăn gì? Nhìn chung, với việc thiết lập chế độ sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần giúp phòng tránh bệnh tăng tiểu cầu nguyên phát.

  • Luôn kiểm soát huyết áp cũng như lượng đường và cholesterol để giảm nguy cơ đông máu.
  • Xây dựng chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và protein từ thực vật.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức đề kháng.
  • Bỏ rượu bia, các chất kích thích và thuốc lá bởi chúng là nguy cơ trực tiếp dẫn đến chứng đông máu.

Tăng tiểu cầu nguyên phát là gì?

Giải đáp một số câu hỏi về bệnh tăng tiểu cầu

Những loại thuốc tăng tiểu cầu là gì?

Để điều trị bệnh tăng tiểu cầu cũng như tăng tiểu cầu thứ phát, các bạn có thể tham khảo một số loại thuốc được sử dụng hiện nay như sau:

Aspirin

Loại thuốc này được xem là hữu ích đối với những người có nguy cơ huyết khối. Bởi Aspirin có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa hình thành các cục máu đông. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này, các bạn nên thận trọng bởi nó có thể gây hiện tượng chảy máu. Đồng thời, Aspirin còn là loại thuốc được bác sĩ sử dụng cho đa số phụ nữ mang thai có tiểu cầu nguyên phát tăng cao vì Aspirin hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Hydroxyurea

Đây là một trong số những loại thuốc hạ tiểu cầu được sử dụng phổ biến nhất trong việc điều trị tăng tiểu cầu nguyên phát hiện nay. Không những thế, Hydroxyurea còn được dùng trong việc điều trị ung thư và một số bệnh có tính chất nguy hiểm khác. Vì vậy, nó thường được các bác sĩ chuyên khoa huyết học và ung thư sử dụng. Tuy nhiên hiện nay, việc kết hợp điều trị giữa Aspirin và Hydroxyurea chỉ mang lại tác dụng cao đối với những trường hợp bị tăng tiểu cầu nguyên phát và có nguy cơ xuất hiện cục máu đông cao.

Nagrelide

Loại thuốc này cũng thường được sử dụng để điều trị tăng tiểu cầu nguyên phát và một phần của bệnh tăng tiểu cầu thứ phát. Tuy nhiên, hiệu quả mà nó mang lại chưa thể so sánh với các loại thuốc như hydroxyurea. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn gây nên một số tác dụng phụ như tích nước, loạn nhịp tim, suy tim, nhức đầu, tâm trạng hồi hộp.

Interferon alfa

Để điều trị tăng tiểu cầu, các bạn có thể dùng loại thuốc có tác dụng làm giảm tiểu cầu này. Tuy nhiên, Interferon alfa mang lại những tác dụng phụ khiến cho hơn 20% bệnh nhân khi sử dụng thuốc không thể chịu đựng được như: chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, khó chịu, buồn ngủ và thậm chí là động kinh. Dù vậy. Interferon alfa lại có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai có tiểu cầu nguyên phát tăng bởi vì thành phần của thuốc hoàn toàn không gây ảnh hưởng lớn tới thai nhi.

Bệnh tăng tiểu cầu nên ăn gì?

Tăng tiểu cầu là bệnh có tình trạng mắc ngày càng cao hiện nay. Vì vậy, ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh. Bởi chế độ ăn uống này không những giúp cải thiện tình trạng sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát sau khi điều trị. Vậy nên các bạn có thể tham khảo những loại thực phẩm mà người mắc tăng tiểu cầu nên bổ sung hàng ngày như sau:

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Theo khoa học, những loại thực phẩm giàu vitamin C có khả năng làm tăng lượng tiểu cầu trong cơ thể người bệnh. Không những thế, lượng vitamin C này còn chứa chất chống oxy hóa rất tốt cho sức đề kháng cũng như sức khỏe bệnh nhân. Vì vậy, mỗi ngày, bạn nên bổ sung và cung cấp cho cơ thể lượng vitamin cần thiết từ 400 – 2000mg bằng cách ăn những loại rau củ như súp lơ xanh, rau chân vịt (rau bina),…

Thực phẩm giàu vitamin A

Những loại thực phẩm giàu vitamin A cũng là nguồn chất vô cùng quan trọng giúp tiểu cầu trở nên khỏe mạnh hơn. Đồng thời, loại vitamin này cũng có tác dụng tốt trong việc góp phần hình thành protein trong cơ thể. Vì vậy, khi có được protein lành mạnh, các tế bào cũng được phân chia và tăng trưởng tốt hơn, bệnh tăng tiểu cầu cũng được hỗ trợ điều trị tích cực hơn. Để bổ sung vitamin A, các bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm như cà rốt, khoai lang, bí đỏ,….

Thực phẩm giàu vitamin B12

Một trong những nguyên nhân khiến lượng tiểu cầu trong cơ thể giảm có thể là do thiếu vitamin B12. Do vậy, các bệnh nhân để tăng tiểu cầu thì nên sử dụng các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, thịt gà, thịt bò,…trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

Thực phẩm có chứa lượng vitamin K dồi dào

Vitamin K trong các loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ đông máu cũng như tránh gây mất máu và kháng viêm vô cùng hiệu quả. Lượng vitamin K này có nhiều trong các loại rau củ như cải bó xôi, cải xoăn và bên cạnh đó nó còn có trong các loại trứng và gan của động vật. Vì vậy, với những người mắc tăng tiểu cầu, đây là những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Các loại thực phẩm giàu axit béo Omega-3

Axit béo Omega – 3 được xem là loại chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và kháng viêm rất tốt. Đồng thời, nó còn giúp ức chế yếu tố kích hoạt tiểu cầu và đặc biệt chống chỉ định đối với những trường hợp giảm tiểu cầu. Chất dinh dưỡng này thường có trong các loại thực phẩm quen thuộc như cá tươi, rong biển hay quả óc chó và các loại hạt,….

Thực phẩm giàu Folate

Những loại thực phẩm chứa nhiều Folate giúp tăng lượng tiểu cầu các bạn có thể bổ sung hàng ngày như cam, măng tây, rau bina (rau chân vịt),…Các bạn nên chế biến theo nhiều cách thức khác nhau để cơ thể tiếp nhận được nhiều dưỡng chất nhất.

Người bị tăng tiểu cầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic

Bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì?

Ngoài những loại thực phẩm nên bổ sung, người bị tăng tiểu cầu cũng cần kiêng những loại thực phẩm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Các loại thực phẩm chứa nhiều calo và ít chất dinh dưỡng

Đây là thực phẩm đứng đầu danh sách mà những người bị tăng tiểu cầu nên tránh, đặc biệt là các loại đồ ăn ngọt chứa nhiều đường.

Các loại chất kích thích, bia rượu, thuốc lá

Đây là những yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông khiến gia tăng tình trạng tiểu cầu trong máu

Aspartame, chất tạo ngọt nhân tạo

Theo nghiên cứu, các chất tạo ngọt nhân tạo khiến cơ thể cũng gia tình tình trạng tiểu cầu, do đó bạn cần tuyệt đối tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất tạo ngọt nhân tạo.

Tiểu cầu tăng trong trường hợp nào?

Tăng tiểu cầu là bệnh có thể xuất hiện trong những trường hợp sau:

  • Khi tủy xương bị rối loạn hoặc do sản xuất quá nhiều tiểu cầu và đưa quá nhiều tiểu cầu vào máu. Đây là một trong những trường hợp khiến tiểu cầu tăng cao và gây nên bệnh tiểu cẩu hiện nay.
  • Tăng tiểu cầu có thể xuất hiện trong trường hợp do di truyền hoặc thiếu máu, thiếu sắt. Trên thực tế, trường hợp khiến tiểu cầu tăng này khá thường gặp và diễn ra phổ biến.
  • Đặc biệt, tăng tiểu cầu còn xảy ra trong trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh nguy hiểm, nghiêm trọng như viêm khớp, bệnh celilac, viêm ruột, suy thận mãn tính và đặc biệt đó là ung thư máu. Do vậy, để hạn chế tình trạng bệnh xảy ra, các bạn nên đi khám và xét nghiệm định kỳ để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường sớm nhất.

Tiểu cầu tăng cao là bệnh gì?

Dựa trên thực tế hiện nay, tiểu cầu tăng cao được cho là dấu hiệu của một số loại bệnh. Trong đó, lượng tiểu cầu tăng ở mức độ cao còn được cho là một dạng ung thư tiến triển chậm. Do vậy, để phát hiện bệnh sớm cũng như điều trị kịp thời, các bạn nên đi khám và làm xét nghiệm để được các bác sĩ hướng dẫn chi tiết, đầy đủ.

Bệnh tăng tiểu cầu tiên phát có chữa khỏi không?

Hiện nay, bệnh tăng tiểu cầu tiên phát tùy vào mức độ bệnh mà các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, căn bệnh này chưa được chữa khỏi hoàn toàn, dứt điểm mà chỉ được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc điều trị như Aspirin hay thuốc chống ngưng tiểu cầu. Ngoài ra, một số trường hợp còn được điều trị bằng cách diệt tế bào, gạn tiểu cầu bằng máy tách tế bào hiện đại, mang lại hiệu quả cao và an toàn.

Thuốc nam chữa bệnh tăng tiểu cầu

Có những loại thuốc nam chữa bệnh tăng tiểu cầu nào? Đây là thắc mắc của nhiều người khi mắc chứng bệnh này. Tăng tiểu cầu có thể chữa bằng các loại thuốc nam lành tính như:

  • Cà dái dê: có tác dụng chữa tăng kết đọng tiểu cầu hiệu quả
  • Phấn hoa: có tác dụng chữa tăng tiểu cầu đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân mắc ung thư sau khi đã được điều trị bằng hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật. Ngoài ra phấn hoa còn giúp tăng lượng bạch cầu, tiểu cầu và hemoglobin cho cơ thể người bệnh.
  • Bạch thược: là loại thuốc nam có tác dụng chữa tăng tiểu cầu với khả năng ngăn ngừa sự hình thành huyết khối do tiểu cầu tăng cũng như tăng lượng máu dinh dưỡng cho cơ tim và bảo vệ gan khỏi những tác động tiêu cực của bệnh.

Tình trạng tiểu cầu tăng cao ở trẻ sơ sinh là gì?

Tiểu cầu tăng cao không chỉ là bệnh gặp ở người lớn mà nó còn xảy ra ở trẻ sơ sinh. Trên thực tế, tình trạng này gặp ở trẻ sơ sinh sẽ có mức độ nguy hiểm cao hơn so với ở người trưởng thành. Bởi sức đề kháng của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, trẻ ở giai đoạn này chưa thể thực hiện các phương pháp điều trị bằng máy móc, thiết bị khoa học. Do đó, bệnh tiểu cầu tăng cao nếu gặp ở trẻ sơ sinh sẽ gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Tăng tiểu cầu có nguy hiểm không?

Tăng tiểu cầu hiện nay là căn bệnh khá nguy hiểm với những triệu chứng khó phát hiện. Vì vậy, khi phát hiện ra cơ thể có những dấu hiệu lạ thì tình trạng bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng. Bệnh tăng tiểu cầu được đánh giá là nguy hiểm bởi những nguyên nhân sau:

  • Tăng tiểu cầu sẽ gây nên tình trạng đau nhức đầu, hoa mắt và chóng.
  • Thường xuyên xuất hiện những cơn đau tức ngực, khó thở.
  • Người bệnh đột ngột ngất xỉu không rõ nguyên do và thường tái diễn nhiều lần.
  • Thị lực giảm sút đáng kể và nhanh chóng khiến cho tầm nhìn bị hạn chế
  • Lòng bàn tay, bàn chân của người tăng tiểu cầu luôn có cảm giác tê ngứa và khó chịu.

Bệnh tăng tiểu cầu nguyên phát là một dòng ung thư?

Chưa thể khẳng định bệnh tăng tiểu cầu nguyên phát là một dòng ung thư bởi tình trạng tăng tiểu cầu nguyên phát vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân.

Với bệnh tăng tiểu cầu, các bạn hoàn toàn có thể điều trị bằng phương pháp khoa học kết hợp với việc sử dụng các loại thuốc đặc trị. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kết hợp với chế độ sinh hoạt phù hợp. Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh tăng tiểu cầu là gì, tăng tiểu cầu tiên phát là gì, tăng tiểu cầu nguyên phát là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng, cách điều trị và chữa bệnh tăng tiểu cầu… Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về căn bệnh tăng tiểu cầu. Chúc bạn luôn khỏe!

Nguyễn Thế Hoàng: Là một người đam mê tìm hiểu về kinh doanh, tài chính, ngân hàng, chuyên hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp về các thủ tục pháp lý, cách thành lập công ty, làm báo cáo thuế, bảo hiểm.